Thúc đẩy dòng vốn xanh FDI cần chính sách đồng bộ

Cần có những thể chế riêng và ưu tiên cho tăng trưởng xanh là một trong những nội dung nổi bật tại Diễn đàn "Hiện thực hóa chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh tại Việt Nam: thúc đẩy dòng vốn xanh” diễn ra sáng nay tại Hà Nội.

Tại sự kiện, nhiều chuyên gia cho rằng trong bối cảnh diễn biến thất thường của biến đổi khí hậu, việc chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh là hết sức cần thiết, cấp bách trong bối cảnh hiện nay.

Nối tiếp Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050, ngày 01/10/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn năm 2050, với mục tiêu tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội, hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Diễn đàn "Hiện thực hóa chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh tại Việt Nam: thúc đẩy dòng vốn xanh” diễn ra sáng nay tại Hà Nội.

Theo các chuyên gia Việt Nam và quốc tế, để đạt được các mục tiêu về tăng trưởng xanh, Việt Nam cần nguồn lực rất lớn. Theo ước tính của Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), để thực hiện cam kết phát thải ròng về 0 vào năm 2050, Việt Nam cần khoảng 330-370 tỷ USD.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhu cầu tài chính cho các biện pháp giảm phát thải trong từng lĩnh vực theo cam kết môi trường của Việt Nam đến năm 2030 là khoảng 68,75 tỷ USD. Trong đó, nguồn quốc gia tự thực hiện dự báo khoảng 24,722 tỷ USD, chiếm 36% và nhu cầu đối với nguồn lực hỗ trợ của quốc tế dự kiến khoảng 44,028 tỷ USD, chiếm 64%.

Đặc biệt, Việt Nam cần nhiều nguồn lực hơn nữa để đạt được các cam kết về khí hậu theo Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP26), nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và các mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững quốc gia. Do đó, nhiều chuyên gia quốc tế nhấn mạnh việc huy động và phân bổ hiệu quả nguồn lực tài chính trong và ngoài nước, từ các khu vực khác nhau trong nền kinh tế là rất quan trọng và cấp thiết nhằm đáp ứng các mục tiêu tăng trưởng xanh, hướng đến phát triển bền vững.

Nguồn lực tài chính thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam đã được xác định trong Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, bao gồm: nguồn lực từ ngân sách nhà nước (như ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, chính sách ưu đãi về thuế); nguồn lực từ khu vực tư nhân (như tín dụng xanh, trái phiếu doanh nghiệp xanh; thu từ trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon…); nguồn lực từ hỗ trợ quốc tế (ODA, vốn hỗ trợ và vay ưu đãi cho tăng trưởng xanh); và nguồn từ khu vực đầu tư nước ngoài FDI.

Tuy nhiên, việc huy động và phát triển dòng vốn xanh cho tăng trưởng xanh và phát triển bền vững vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định, như: hệ thống pháp luật về tài chính xanh của Việt Nam vẫn chưa được hoàn thiện, đồng bộ; chưa có quy định chung của quốc gia về tiêu chí, danh mục dự án xanh cho các ngành, các lĩnh vực theo hệ thống phân ngành kinh tế, làm căn cứ để các tổ chức tín dụng xác định cấp tín dụng xanh còn nhiều hạn chế.

Do đó, để thu hút dòng vốn xanh từ các hệ thống, trong đó có dòng vốn FDI, thì cần có những chính sách đồng bộ và những ưu tiên trong lĩnh vực này. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - MCK: EIB) vừa công bố quyết định triệu tập Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường để thông qua việc thay đổi địa điểm trụ sở chính và các nội dung khác thuộc thẩm quyền.

Mới đây, FTSE Russell đã công bố báo cáo phân loại thị trường chứng khoán năm 2024, theo đó, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được giữ nguyên trong danh sách theo dõi sau 6 năm kể từ tháng 9/2018.

Tại Phiên họp thứ 38 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 9/10, trên cơ sở kết quả 8 tháng của năm 2024, Chính phủ dự kiến với năm 2025, đặt mục tiêu tăng trưởng từ 7-7,5%.

Ngày 9/10, VN-Index mở đầu phiên chiều dần lạc quan hơn khi lực mua tăng mạnh trở lại giúp cho chỉ số bật tăng và đóng cửa trong sắc xanh tích cực.

Bộ Công Thương vừa duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam giai đoạn từ 31/12/2025 đến 31/12/2030. Theo đó, mức giá mua tối đa từ các nhà máy thủy điện của Lào là 6,78 cent/kWh (1.783 đồng/kWh); còn với dự án điện gió là 6,4 cent/kWh (1.683 đồng/kWh).

Sáng 9/10, giá vàng nhẫn neo ở mức gần 84 triệu đồng/lượng, nhưng để mua được vàng nhẫn, người dân phải “canh” giờ xếp hàng và cửa hàng bán nhỏ giọt hơn cả thời bao cấp.