Trải nghiệm Tết Đoan Ngọ xưa tại Hoàng thành Thăng Long

“Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” năm 2024 do Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tổ chức, sẽ diễn ra vào ngày 6/6 tới, nhằm phát huy giá trị văn hóa cung đình Thăng Long, giới thiệu những nét độc đáo của Tết Đoan Ngọ xưa đến người dân và du khách.

Đoan Ngọ nghĩa là ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm. Thời khí mùa hạ nóng ẩm sinh ra các loài sâu bọ, vi trùng phát triển làm hại mùa màng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Để chống lại cái nóng và phòng dịch bệnh, cha ông ta có nhiều kinh nghiệm độc đáo như: tục ăn trái cây, ăn bánh tro, ăn cơm rượu nếp, uống rượu hùng hoàng, để “giết sâu bọ”. Vào mỗi dịp Tết Đoan Ngọ, người dân kinh thành Thăng Long xưa lại nhộn nhịp đi mua chỉ ngũ sắc, túi thơm trên phố Hàng Mụn (nay là phố Hàng Bút) về đeo cho trẻ con như một cách phòng bệnh.


Tái hiện Tết Đoan ngọ ở Hoàng thành Thăng long 

Mấy năm trở lại đây, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đã tái hiện và giới thiệu Chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” nhằm bảo tồn, tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc bằng cách tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc mang tính truyền thống.

Chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” nhằm bảo tồn, tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc

Phố Hàng Mụn, ngày nay không ai còn nhớ đến. Chính tên phố cũng nói lên ý nghĩa liên quan đến Tết Đoan Ngọ. Đó là khi mùa hè đến, trẻ em bắt đầu bị rôm sảy nhiều, cũng là lúc người lớn đến phố Thuốc Bắc để sắc thuốc chữa các bệnh mùa hè, và đến phố Hàng Mụn, nơi có những cửa hàng chuyên dùng “mụn vải” – vải vụn để may thành mũ áo trẻ em, đặc biệt là khâu những chùm "bùa tua bùa túi" cho trẻ đeo trong dịp Tết Đoan Ngọ. Hai con phố truyền thống của Thăng Long đang được tái hiện tại Khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Chị Sindhu Sathuyanarayannan, du khách Ấn Độ bày tỏ: “Thật là độc đáo, lần đầu tiên tôi biết có một ngày Tết của người Việt Nam để đón mùa hè và có các tập tục để ứng phó với cái nóng và các chứng bệnh vào mùa hè nóng bức. Tôi cũng cảm nhận được cái nóng mùa hè ở đây rồi, và không khí lễ hội nữa, rất thú vị”.

Tết Đoan Ngọ là lễ thường triều, hoàng đế chịu mệnh trời thực hiện một số nghi lễ

Các nguồn sử liệu như Đại Việt sử ký toàn thư, Lê Triều hội điển, Lịch triều hiến chương loại chí cho biết trong cung đình thời Lê, Tết Đoan Ngọ là lễ thường triều, hoàng đế chịu mệnh trời thực hiện một số nghi lễ như cúng tế các tiên đế, báo hiếu bậc sinh thành, và cũng là mùa hè đến, nên nhà vua thực hiện nghi thức ban yến và ban quạt cho văn võ bá quan Hoàng Thành Thăng Long cũng chính là nơi duy nhất đang phục dựng lại các nghi lễ cung đình xưa.

Em Ngô Trà My, học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Tân Hội A, huyện Đan Phượng chia sẻ: “Trước đây con đã biết về phong tục giết sâu bọn và hôm nay con đã thăm Hoàng thành Thăng Long cùng các bạn và các cô để học về cách bày hoa quả, cúng tổ tiên vào ngày giết sâu bọ”.

Rượu nếp tượng trưng cho việc giết sâu bọ trong ngày Tết Đoan Ngọ

Chị Nguyễn Thị Minh Thu, trưởng Phòng hướng dẫn thuyết minh, Hoàng thành Thăng Long chia sẻ: “Các cháu thiếu nhi trong dịp hè tới Hoàng thành Thăng Long có thể hiểu tìm hiểu thêm, để biết được về tập tục Tết Đoan Ngọ có những hoạt động như: giết sâu bọ, lễ ban quạt, xâu lỗ tai cho trẻ em, xin thuốc để cầu cho một năm được bình an, may mắn...v....v....”

Nghi lễ cúng tế trong ngày Tết Đoan Ngọ

Ngày 6/6 tới, Khu Di sản Hoàng Thành Thăng Long sẽ khai mạc các hoạt động trải nghiệm, khám phá ngày Tết Đoan Ngọ. Đó là thực hành hai nghi lễ đặc sắc trong cung đình, thực hành phong tục dân gian “giết sâu bọ” và trình diễn, giao lưu nghệ thuật thưởng trà. Du khách sẽ được trải nghiệm cùng các nghệ nhân trong các nghi lễ và thưởng thức ẩm thực truyền thống của ngày Tết Đoan ngọ người Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không khó để những ai còn mang những hoài niệm hay yêu nước Nga tìm thấy những góc nhỏ giữa Hà Nội, với những hình ảnh về một nước Nga thân thiết và những con người Nga đôn hậu. Bước vào đó ai cũng dễ có cảm giác choáng ngợp trước một không gian đậm chất Nga không lẫn vào đâu được

Cuốn sách mang tên “Việt Nam-Liên Xô: Giai đoạn đấu tranh vì hòa bình của Việt Nam. Hội nghị Paris” vừa được ra mắt. Tác phẩm cho người đọc thêm một pho sử liệu quý giá về những trang sử đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam và một lần nữa tô thắm thêm quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp Việt - Nga.

Từ cửa cuốn nhà dân, bức tường hay tủ điện công cộng... bất cứ nơi nào, chỉ cần có một khoảng trống có thể vẽ, đều bị những nghệ sĩ đường phố "trổ tài" bôi bẩn.

Lễ hội Sen Hà Nội lần đầu tiên sẽ diễn ra từ ngày 12/7 đến 16/7 tại Không gian văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ.

Tượng đồng Nữ thần Durga - văn hóa Champa, từ Vương quốc Anh vừa về tới Việt Nam và được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, phục vụ việc nghiên cứu, xây dựng kế hoạch trưng bày, giới thiệu và phát huy giá trị cổ vật.

Theo sử sách để lại, lễ hội đình Chèm được tổ chức tại phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội nhằm để kỷ niệm ngày thắng trận khải hoàn, mở hội mừng công và làm lễ cầu siêu cho các tướng sĩ của Đức Thánh Lý Ông Trọng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc. Nhưng sâu xa hơn là nghi lễ cầu mưa thuận gió hòa, cho mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp đồng bằng sông Hồng.