Trải nghiệm Tết Đoan Ngọ xưa tại Hoàng thành Thăng Long
Đoan Ngọ nghĩa là ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm. Thời khí mùa hạ nóng ẩm sinh ra các loài sâu bọ, vi trùng phát triển làm hại mùa màng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Để chống lại cái nóng và phòng dịch bệnh, cha ông ta có nhiều kinh nghiệm độc đáo như: tục ăn trái cây, ăn bánh tro, ăn cơm rượu nếp, uống rượu hùng hoàng, để “giết sâu bọ”. Vào mỗi dịp Tết Đoan Ngọ, người dân kinh thành Thăng Long xưa lại nhộn nhịp đi mua chỉ ngũ sắc, túi thơm trên phố Hàng Mụn (nay là phố Hàng Bút) về đeo cho trẻ con như một cách phòng bệnh.
Mấy năm trở lại đây, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đã tái hiện và giới thiệu Chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” nhằm bảo tồn, tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc bằng cách tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc mang tính truyền thống.
Phố Hàng Mụn, ngày nay không ai còn nhớ đến. Chính tên phố cũng nói lên ý nghĩa liên quan đến Tết Đoan Ngọ. Đó là khi mùa hè đến, trẻ em bắt đầu bị rôm sảy nhiều, cũng là lúc người lớn đến phố Thuốc Bắc để sắc thuốc chữa các bệnh mùa hè, và đến phố Hàng Mụn, nơi có những cửa hàng chuyên dùng “mụn vải” – vải vụn để may thành mũ áo trẻ em, đặc biệt là khâu những chùm "bùa tua bùa túi" cho trẻ đeo trong dịp Tết Đoan Ngọ. Hai con phố truyền thống của Thăng Long đang được tái hiện tại Khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.
Chị Sindhu Sathuyanarayannan, du khách Ấn Độ bày tỏ: “Thật là độc đáo, lần đầu tiên tôi biết có một ngày Tết của người Việt Nam để đón mùa hè và có các tập tục để ứng phó với cái nóng và các chứng bệnh vào mùa hè nóng bức. Tôi cũng cảm nhận được cái nóng mùa hè ở đây rồi, và không khí lễ hội nữa, rất thú vị”.
Các nguồn sử liệu như Đại Việt sử ký toàn thư, Lê Triều hội điển, Lịch triều hiến chương loại chí cho biết trong cung đình thời Lê, Tết Đoan Ngọ là lễ thường triều, hoàng đế chịu mệnh trời thực hiện một số nghi lễ như cúng tế các tiên đế, báo hiếu bậc sinh thành, và cũng là mùa hè đến, nên nhà vua thực hiện nghi thức ban yến và ban quạt cho văn võ bá quan Hoàng Thành Thăng Long cũng chính là nơi duy nhất đang phục dựng lại các nghi lễ cung đình xưa.
Em Ngô Trà My, học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Tân Hội A, huyện Đan Phượng chia sẻ: “Trước đây con đã biết về phong tục giết sâu bọn và hôm nay con đã thăm Hoàng thành Thăng Long cùng các bạn và các cô để học về cách bày hoa quả, cúng tổ tiên vào ngày giết sâu bọ”.
Chị Nguyễn Thị Minh Thu, trưởng Phòng hướng dẫn thuyết minh, Hoàng thành Thăng Long chia sẻ: “Các cháu thiếu nhi trong dịp hè tới Hoàng thành Thăng Long có thể hiểu tìm hiểu thêm, để biết được về tập tục Tết Đoan Ngọ có những hoạt động như: giết sâu bọ, lễ ban quạt, xâu lỗ tai cho trẻ em, xin thuốc để cầu cho một năm được bình an, may mắn...v....v....”
Ngày 6/6 tới, Khu Di sản Hoàng Thành Thăng Long sẽ khai mạc các hoạt động trải nghiệm, khám phá ngày Tết Đoan Ngọ. Đó là thực hành hai nghi lễ đặc sắc trong cung đình, thực hành phong tục dân gian “giết sâu bọ” và trình diễn, giao lưu nghệ thuật thưởng trà. Du khách sẽ được trải nghiệm cùng các nghệ nhân trong các nghi lễ và thưởng thức ẩm thực truyền thống của ngày Tết Đoan ngọ người Hà Nội.
Từ ngày 2/1/2025, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, sẽ chính thức thu phí tham quan tại hai điểm di tích tiêu biểu: Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây và di tích số 22 phố Hàng Buồm, với mức phí 20.000 đồng/lượt/khách.
Phiên chợ đón năm mới với chủ đề “Phiên chợ vùng cao - Chào năm mới 2025" được tổ chức tại Hà Nội tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu của các dân tộc vùng cao, mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.
Trong năm 2024, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao được tổ chức sâu rộng trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội. Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên của Việt Nam chính thức tham gia mạng lưới các “Thành phố sáng tạo” của UNESCO - một động lực quan trọng cho đổi mới sáng tạo, xây dựng thành phố thông minh, năng động và bền vững, nâng cao vị thế, tạo dựng hình ảnh hấp dẫn mới cho Thủ đô.
Tại buổi họp báo thường kỳ quý IV năm 2024 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vào chiều 31/12 tại Hà Nội, Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ cho biết Bộ sẽ nghiên cứu thành công của hai concert “Anh trai say hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” để có những giải pháp thích hợp nhằm phát triển công nghiệp văn hoá trong thời gian tới.
Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, trong đó có điều khoản quy định: “Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam”. Việc đặt văn hóa vào vị trí xứng đáng trong công cuộc xây dựng và phát triển, Luật Thủ đô 2024 đã tạo hành lang pháp lý, để Hà Nội "cất cánh", trở thành “ngọn hải đăng” của cả nước trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.
Từ ngày 31/12/2024 đến hết 1/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”, giới thiệu những nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán đầu xuân đặc trưng của các dân tộc.
0