Triển lãm 'Hiện Linh' chuẩn bị ra mắt công chúng
Vài năm trở lại đây, Ngô Xuân Bính đã trở về đầy ấn tượng với loạt triển lãm quy mô lớn, trong đó có hàng trăm tác phẩm tranh ngoại cỡ. Các triển lãm tranh và tượng của ông, đặc biệt là triển lãm điêu khắc hoành tráng “Thông Linh” năm ngoái, đã khẳng định tầm vóc của một nghệ sĩ có sức sáng tạo mạnh mẽ.
Nặc dù đã đạt đến những giới hạn về kích thước tác phẩm, tư duy nghệ thuật, và khát vọng biểu hiện những nỗi niềm lớn lao mà trong giới gọi là “xưa nay hiếm”, Ngô Xuân Bính lại tiếp tục ra mắt một triển lãm khủng. Lần này là gốm.
Những khám phá mới mẻ về cách thể hiện trên chất liệu đất truyền thống của người Việt cổ trong triển lãm “Gốm Hiện Linh” không chỉ tiếp tục khai thác mạch sáng tác “về nguồn” của ông, mà còn làm sống dậy, làm cho hiện diện, làm cho tỉnh thức những chiều kích vô ngôn trong không gian tâm linh vô tướng đầy thách thức nhưng cũng rất gần gụi nơi mỗi con người.
Triển lãm gốm nghệ thuật "Hiện Linh" sẽ giới thiệu gần 200 tác phẩm gốm điêu khắc lần đầu được ra mắt của hoạ sĩ Ngô Xuân Bính với những cách thể hiện, công nghệ mới chưa xuất hiện tại bất kỳ một cuộc triển lãm nào tại Việt Nam.
Triển lãm nhận được sự bảo trợ và đồng hành của Hội Mỹ thuật Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội; được các nhà chuyên môn, nghệ sĩ tên tuổi đánh giá cao như nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo, họa sĩ lão thành Lê Ngọc Hân… Triển lãm "Hiện Linh" là một trong những sự kiện tiêu biểu nằm trong chuỗi các hoạt động tại không gian sáng tạo của Bảo tàng Hà Nội.
Việc lưu giữ nét truyền thống trong không gian sáng tạo mà không bị hòa tan bởi các yếu tố hiện đại là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra chương trình tọa đàm “Truyền thống – Văn hiến – Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại”, với sự tham gia của các chuyên gia, nhà văn hóa, nhà quản lý, tập trung làm rõ những nét độc đáo của văn hóa Hà Nội trong phát triển thành phố sáng tạo.
Tham gia trong buổi tạo đàm, Giáo sư –Viện sĩ - Họa sĩ Ngô Xuân Bính cho rằng, văn hiến của dân tộc Việt Nam được lưu giữ cho đến ngày nay trong những câu chuyện lịch sử, những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Đó là tài sản tinh thần vô cùng to lớn, là mạch dẫn cho các hoạt động sáng tạo trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Với những chia sẻ của các diễn giả xuyên suốt tại tọa đàm, công chúng có thể hình dung được việc làm thế nào để thế hệ trẻ có thể kết nối với văn hóa truyền thống của Hà Nội thông qua các hoạt động sáng tạo và làm thế nào để các hoạt động trong không gian sáng tạo của bảo tàng giúp lan tỏa giá trị văn hóa Thủ đô ra các vùng miền khác, thậm chí là quốc tế.
Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã khai mạc Triển lãm Nghệ thuật đương đại "Dấu xưa văn hiến 3 - Thiên Quang”.
Triển lãm sách, báo là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong chuỗi sự kiện của Triển lãm "80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam" với chủ đề "80 năm, bản hùng ca Chiến sĩ - Nghệ sĩ", đã thu hút đông đảo bạn đọc trong và ngoài quân đội đến tham quan.
Sau một thời gian trùng tu, tôn tạo, dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan đã được hoàn thành.
Sáng 21/12, tại di tích đền Núi Sưa, quận Ba Đình tổ chức lễ kỷ niệm ngày hóa Đức Thánh Thượng Đẳng Phúc Thần - Huyền Thiên Hắc Đế.
Không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử của riêng mảnh đất nghìn năm văn hiến, Bảo tàng Hà Nội còn là một biểu tượng của kiến trúc độc đáo, hòa quyện tinh hoa phương Đông với những nét văn hóa hiện đại.
Với nhiều giá trị ý nghĩa lịch sử, văn hóa, Đình làng Thành Công thuộc phường Thành Công (quận Ba Đình) đã được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp thành phố.
0