Triều Tiên và những vụ phóng tên lửa "nguy hiểm"

Lần đầu tiên sau 70 năm kể từ khi tạm thời phân chia ranh giới bán đảo Triều Tiên, Bình Nhưỡng phóng tên lửa vào phạm vi gần lãnh hải của Hàn Quốc.

Theo thông báo trước đó của quân đội Hàn Quốc, Triều Tiên đã phóng ít nhất 3 tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra vùng biển phía Đông bán đảo Triều Tiên, trong đó một tên lửa đã bay qua Giới tuyến phía Bắc (NLL) với Hàn Quốc. Đây là lần đầu tiên kể từ khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953. Tên lửa đã rơi xuống vùng biển quốc tế, cách đất liền Hàn Quốc 57 km về phía đông , quân đội Hàn Quốc cho biết.

Một cuộc tranh cãi xung quanh biên giới

Giới tuyến phía Bắc (NLL) do Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc, đứng đầu là Mỹ thiết lập vào cuối Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) với mục đích ngăn chặn các cuộc đụng độ ngẫu nhiên giữa miền Bắc và miền Nam. Bình Nhưỡng gọi đường phân giới được miền Nam công nhận là không hợp lệ, coi đó là đường ranh giới do các lực lượng Liên hợp quốc đơn phương thiết lập . Thay vào đó, Triều Tiên công nhận "Đường phi quân sự hóa" ở phía nam NLL.

Cheong Seong-chang, nhà nghiên cứu tại Viện Sejong, cho biết: “Được khuyến khích bởi năng lực hạt nhân của mình, Bình Nhưỡng có thể tuyên bố NLL là vô hiệu".

Biên giới trên biển liên Triều là nơi xảy ra các cuộc đụng độ trong những năm gần đây. Vào năm 1999, một tàu tuần tra của Triều Tiên đã mạo hiểm tiến sát NLL gần 10 km về phía nam, nhưng đã rút lui sau một cuộc đọ súng cướp đi sinh mạng của một số người Triều Tiên. Vào tháng 11 năm 2010, Bình Nhưỡng đã tấn công đảo Yeonpyeong gần NLL, giết chết 4 người Hàn Quốc và làm dấy lên lo ngại về xung đột toàn diện.

Chiến tranh Triều Tiên kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn chứ không phải một hiệp ước hòa bình. Về mặt kỹ thuật, miền Bắc và miền Nam vẫn còn chiến tranh.

"Vùng đệm"

Tại hội nghị thượng đỉnh lịch sử ở Bình Nhưỡng vào năm 2018, Tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đồng ý thiết lập "vùng đệm" dọc theo biên giới trên bộ và trên biển của họ, bao gồm cả NLL, để giảm căng thẳng và ngăn ngừa sự đối đầu.

Các khu vực này kéo dài trên chiều rộng 5 km ở hai bên đường phân giới. Seoul và Bình Nhưỡng đã cam kết không thực hiện các cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn ở đó và không thực hành bất kỳ cuộc bắn đạn thật nào. Seoul đã tuyên bố các cuộc tập trận pháo binh gần đây của Triều Tiên là một "sự vi phạm rõ ràng" đối với thỏa thuận năm 2018.

Những thông tin mới nhất của Triều Tiên diễn ra khi Seoul và Washington tiến hành cuộc tập trận không quân chung lớn nhất trong lịch sử của họ, mang tên "Bão táp Cảnh giác" với sự tham gia của hàng trăm máy bay chiến đấu.

Các cuộc diễn tập của Mỹ và Hàn Quốc khiến Bình Nhưỡng tức giận, vốn coi đây là những cuộc diễn tập cho một cuộc xâm lược. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un sử dụng lập luận này để bảo vệ các vụ phóng tên lửa của mình, gọi đó là "biện pháp đối phó" cần thiết khi đối mặt với hành động gây hấn của Mỹ.

Các cuộc đàm phán về vũ khí hạt nhân và quan hệ ngoại giao giữa Bình Nhưỡng và Washington đã "sa lầy" kể từ năm 2019.

Vào tháng 9 vừa qua, Triều Tiên đã thông qua một học thuyết mới khiến vị thế cường quốc hạt nhân của nước này trở nên "không thể đảo ngược" và chấm dứt hy vọng các cuộc đàm phán về các chương trình hạt nhân của nước này.

 

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các cuộc biểu tình diễn ra tại hàng chục trường đại học từ bờ Đông đến bờ Tây của nước Mỹ. Làn sóng biểu tình của sinh viên trên khắp nước Mỹ đã làm nổ ra các cuộc tranh luận về quyền tự do ngôn luận, chủ nghĩa bài Do Thái và xung đột Israel - Palestine.

Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine mới đây cho biết, binh sĩ dưới quyền của ông đang trong tình thế cam go khi Nga đẩy mạnh tiến công để tận dụng lợi thế. Trong khi đó gói viện trợ quân sự mới của Mỹ vẫn chưa tới tay Ukraine vì vậy phòng tuyến của Ukraine đã bị Nga xuyên thủng.

Nhiều quốc gia đã đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng sạch. Trong đó, Mỹ, Trung Quốc và Australia là những quốc gia đang nỗ lực đầu tư để thúc đẩy các sáng kiến chống biến đổi khí hậu và sản xuất năng lượng sạch.

Nhu cầu xe điện toàn cầu chứng kiến sự giảm tốc rõ rệt thời gian gần đây. Theo các số liệu thống kê mới nhất, trong quý đầu tiên của năm 2024, thị phần xe thuần điện giảm mạnh, ngay cả tại những thị trường lớn nhất. Cùng với đó, gã khổng lồ xe điện Mỹ là Tesla cùng nhiều nhà sản xuất xe điện lớn khác đều ghi nhận mức giảm doanh số kỷ lục trong quý 1 vừa qua. Điều này khiến nhiều người phải đặt ra câu hỏi, liệu thời kỳ hoàng kim của xe điện có phải đã qua?

Nhiều nước châu Á đang chứng kiến tình trạng nắng nóng gay gắt kéo dài, với nền nhiệt nhiều nơi lên tới hơn 50 độ C. Báo The Guardian (Anh) dẫn đánh giá của các chuyên gia khí hậu cho rằng, đợt nắng nóng khắc nghiệt hiện nay là “sóng nhiệt tháng 4 tồi tệ nhất trong lịch sử châu Á”. Tình hình nắng nóng được dự báo sẽ tiếp diễn phức tạp và nghiêm trọng, khi các nhà khoa học thậm chí còn chưa thể đưa ra dự đoán về ngày kết thúc chuỗi đợt nắng nóng kỷ lục này.

Kể từ đầu năm 2023 đến nay, hơn 54% diện tích rạn san hô trên thế giới đã bị tẩy trắng, ảnh hưởng đến ít nhất 54 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm các khu vực rộng lớn ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nhiều chuyên gia quan ngại đây có thể là thời kỳ tẩy trắng tồi tệ nhất được ghi nhận trong lịch sử.