Triều Tiên yêu cầu Mỹ, Hàn Quốc ngừng tập trận chung

Triều Tiên ngày 31/10 đã yêu cầu Mỹ và Hàn Quốc ngừng các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn, đồng thời gọi đây là một hành động khiêu khích có thể khiến Bình Nhưỡng thực thi "các biện pháp tiếp theo mạnh mẽ hơn".

Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA trích dẫn lời Bộ Ngoại giao nước này cho biết, tình hình ở bán đảo Triều Tiên và vùng phụ cận đã bước vào giai đoạn đối đầu nghiêm trọng do các động thái quân sự không ngừng và liều lĩnh của Mỹ và Hàn Quốc".

Mỹ và Hàn Quốc tiến hành tập trận chung ở Yeoju.


Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết Triều Tiên "sẵn sàng thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền, an ninh nhân dân và toàn vẹn lãnh thổ trước các mối đe dọa quân sự từ bên ngoài.  Nếu Mỹ liên tục tiếp tục thực hiện các hành động khiêu khích quân sự nghiêm trọng, CHDCND Triều Tiên sẽ tính đến các biện pháp tiếp theo mạnh mẽ hơn".

Mỹ và Hàn Quốc đã bắt đầu một trong những cuộc tập trận không quân chung lớn nhất vào ngày 31/10, với sự tham gia của hàng trăm máy bay chiến đấu và thực hiện các cuộc tấn công giả định 24 giờ/ngày kéo dài trong suốt một tuần.

Không quân Mỹ cho biết, hoạt động tập trận này có tên là Vigilant Storm sẽ diễn ra đến ngày 2/11. Sẽ có khoảng 240 máy bay chiến đấu thực hiện khoảng 1.600 lần xuất kích.

Washington và Seoul tin rằng Bình Nhưỡng có thể sẽ tiến hành thử bom hạt nhân lần đầu tiên kể từ năm 2017 và đã áp dụng chiến lược "răn đe" Bình Nhưỡng thông qua các cuộc tập trận quân sự lớn.

Trước đó hôm 25/10, quân đội Hàn Quốc đã kết thúc cuộc tập trận thực địa Hoguk 22 kéo dài 12 ngày, trong đó có các cuộc đổ bộ và vượt sông mô phỏng, bao gồm một số cuộc tập trận với lực lượng Mỹ.

Triều Tiên lên án cuộc tập trận chung này, cáo buộc đây là bằng chứng cho các chính sách thù địch của Washington và Seoul. Triều Tiên đã phóng tên lửa, tiến hành các cuộc tập trận trên không và nã pháo xuống biển để đáp trả các cuộc tập trận.

Triều Tiên cũng phớt lờ những lời kêu gọi nối lại các cuộc đàm phán về các chương trình hạt nhân và tên lửa của Mỹ và thay vào đó đã bắt tay vào một loạt thử nghiệm tên lửa chưa từng có trong năm nay.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price hôm 28/10 nhắc lại lời kêu gọi Triều Tiên quay trở lại đàm phán, đồng thời nói thêm rằng chính sách của Mỹ nhằm phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên không thay đổi.

Theo Channel News Asia

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc kiểm soát biên giới và xử lý người nhập cư bất hợp pháp đã trở thành trọng tâm trong suốt chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Ngay sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống, ông đã bắt tay vào thực hiện kế hoạch. Bước đầu tiên là ông đề cử những nhân vật có quan điểm cứng rắn về nhập cư vào các vị trí chủ chốt trong nội các mới của mình.

Ngay khi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) thông báo lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel cùng một thủ lĩnh của lực lượng Hamas, cộng đồng quốc tế đã đưa ra những phản ứng trái chiều.

Theo hãng thông tấn TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga luôn ưu tiên và hiện đã sẵn sàng giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tuy nhiên cũng nhấn mạnh nước này đã sẵn sàng cho mọi kịch bản.

Người phát ngôn Nhà Trắng, bà Karine Jean-Pierre cho biết Mỹ không có ý định sửa đổi học thuyết hạt nhân sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi.

Dữ liệu mới nhất từ Văn phòng Thống kê Quốc gia của Anh cho thấy tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 10 tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng qua, củng cố kỳ vọng của thị trường rằng sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào khác trong năm nay.

Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11, sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.