Ươm mầm tài năng trẻ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
Sau hai vòng thi đầy cạnh tranh và hấp dẫn, đội tuyển Việt Nam đứng thứ 6 thế giới tính trên bảng tổng sắp huy chương dành cho vòng Khoa học.
IOAI là kỳ thi tập trung vào STEM nhằm truyền cảm hứng, phát triển và thúc đẩy đam mê lĩnh vực về AI trên toàn cầu. Năm nay, IOAI trọng tâm thi vào các vấn đề Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Học máy và Thị giác máy tính.
Kỳ thi đã thu hút hàng trăm thí sinh của hơn 40 đội tuyển đến từ 33 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự. Đội tuyển Việt Nam gồm 8 thành viên, là những thí sinh đã xuất sắc vượt qua nhiều vòng thi quốc gia để được tuyển chọn vào đội tuyển quốc tế tham dự kỳ thi quan trọng này.
Ông Đỗ Phan Thuận, giảng viên cao cấp Đại học Tôn Đức Thắng, Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: ''Năm đầu tiên nên các nước đều bỡ ngỡ cả, chưa ai biết là dạng đề như thế nào. Ban tổ chức họ mới chỉ đưa ra một số gạch đầu dòng thôi trên thể loại. Ví dụ trong bài toán về ráp máy tính, trong bài toán về học máy, thì hội đồng khoa học của Việt Nam dựa vào cái sườn đó để đưa ra một số dạng bài cho các em luyện''.
Đội tuyển Việt Nam là những học sinh đến từ trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam và trường Phổ thông Năng khiếu - Đại học Quốc gia TPHCM. Được chia làm hai đội tham gia tranh tài, ở vòng Khoa học, đội VN2 dành được huy chương Bạc, đội VN1 dành được huy chương Đồng. Cả 2 đội V dành hai huy chương Đồng vòng thi Thực hành.
Em Phan Việt Hoàng, Trường THPT chuyên Hà Nội, Amsterdam: ''Em thấy rất tự hào khi là thành viên của đội tuyển VN2 và đoạt được huy chương Bạc trong cuộc thi này. Đây là thành quả nỗ lực của em và các bạn trong đội. Huy chương Bạc không chỉ là phần thưởng cho sức lực của bọn em trong thời gian qua mà còn là động lực để bọn em tiếp tục nỗ lực và phấn đấu đạt được nhiều thành tích hơn''.
Với Vũ Lê Anh Đức, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam: ''Cuộc thi này đã cho em mở mang được tầm mắt rất nhiều không chỉ là trí tuệ nhân tạo mà còn về con người, về thế giới, em được học hỏi rất nhiều khi được sang nước ngoài''.
Khó khăn lớn nhất mà Phan Việt Hoàng, Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, gặp phải là khối lượng kiến thức khổng lồ mà em phải học trong thời gian ngắn khoảng 1-2 tháng. Hoàng kể: "Đặc biệt là mảng tầm nhìn của máy tính, đó là mảng khá mới của em và em chỉ có 1 tháng để chuẩn bị trước khi tham gia cuộc thi. Để vượt qua khó khăn này thì em đã lên mạng đọc và xem các video trên youtube, hỏi trên các diễn đàn để được sự trợ giúp từ các bạn bè quốc tế".
Bí quyết của em Vũ Lê Anh Đức - Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam: ''Khó khăn thì khó khăn rất nhiều nhưng mà bọn em vẫn giữ nguyên quy tắc là đọc kỹ đề bài, phân tích kỹ và lập tức nghĩ ra được phương án giải quyết tốt nhất. Em hy vọng những kinh nghiệm và kiến thức em tích lũy được trong chuyến đi này sẽ giúp ích trong chặng đường cuộc đời về sau''.
Với thành tích ấn tượng trong lần đầu ra quân, các em học sinh đại diện cho Việt Nam đã thể hiện năng lực, trình độ của mình, đem lại niềm tự hào cho nền giáo dục và công nghệ nước nhà, là nguồn động lực tinh thần góp phần nuôi dưỡng, đánh thức hoài bão cho các em học sinh có đam mê trong lĩnh vực Al.
Có những cơ hội lớn trong hợp tác phát triển các lĩnh vực công nghệ cao như: trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn, công nghệ năng lượng mới, tự động hóa, tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước thách thức rất lớn do sự thiếu hụt nguồn nhân lực, cả về số lượng và chất lượng.
Hạ viện Mỹ đã gửi thư tới Apple và Google để nhắc nhở rằng, việc duy trì TikTok trên kho ứng dụng App Store và Google Play Store sau ngày 19/1/2025 là vi phạm pháp luật.
Nhằm tôn vinh các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ và doanh nghiệp an toàn thông tin Việt Nam xuất sắc, tiêu biểu, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) vừa tổ chức Lễ công bố và trao danh hiệu "Chìa khóa vàng 2024".
Sáng 14/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Mới đây, Nvidia - công ty công nghệ lớn nhất thế giới chuyên cung cấp các giải pháp về AI và điện toán đám mây đã ký kết hợp tác chiến lược với Chính phủ Việt Nam. Đây không chỉ là một bước tiến lớn trong mối quan hệ giữa Việt Nam và các tập đoàn công nghệ quốc tế mà còn là dấu hiệu rõ ràng cho thấy Việt Nam đang nỗ lực trở thành một trung tâm toàn cầu về AI.
Trung Quốc đã triển khai hệ thống Internet vệ tinh SpaceS, hay SpaceSail, đánh dấu bước quan trọng trong việc thiết lập mạng lưới internet vệ tinh toàn cầu của nước này, như một đối trọng với Starlink của tỷ phủ Elon Musk.
0