Vì sao Internet toàn cầu không bị sập khi lượng truy cập tăng cao vào đại dịch?

Hơn một năm kể từ khi đại dịch nổ ra, mọi người đều phải làm việc qua Zoom, ở nhà xem Netflix và online nhiều hơn, thay vì đi đến văn phòng, rạp chiếu phim hay các khu vui chơi giải trí như trước. Internet đã trở thành cầu nối và là công cụ kết nối mọi người với nhau.
Cho đến nay, Internet chưa gặp sự cố quá tải nào vì lưu lượng truy cập tăng mạnh như một số chuyên gia lo ngại về sự bùng nổ của đại dịch. Thậm chí, ngay cả Mark Zuckerberg cũng lo lắng Facebook có thể không đáp ứng đủ lưu lượng truy cập cho tất cả người dùng.
Khi được hỏi về việc vì sao không có bất kỳ sự cố Internet trầm trọng nào diễn ra trong suốt thời gian đại dịch, Justine Sherry, tiến sĩ kiêm phó giáo sư khoa khoa học máy tính tại Đại học Carnegie Mellon, đã nêu ra hai lý do.
Đầu tiên, khả năng kết nối của Internet vừa là lỗ hổng nhưng cũng chính là điểm mạnh nhất. Thứ hai, các dịch vụ số được thiết kế một cách thông minh để hoạt động trong điều kiện bất lợi.
Ở lý do thứ nhất, Sherry đề cập đến sự phổ biến của điện toán đám mây. Công nghệ này về cơ bản cho phép các trang web, ứng dụng trả tiền cho một bên quản lý đảm nhận vai trò xử lý toàn bộ hoặc một phần hoạt động kỹ thuật số.
Song, cách làm này vẫn cho thấy một vài điểm hạn chế. Khi một công ty điện toán đám mây nổi tiếng gặp sự cố với tần suất thường xuyên, các trang web dựa trên nền tảng của công ty này ngay lập tức chịu ảnh hưởng. Nó có thể làm sập trang web của các ngân hàng, làm tê liệt hệ thống thanh toán trực tuyến, vô hiệu hóa email và ngăn mọi người truy cập các trang tin trực tuyến.
Đổi lại, chính sự mỏng manh của hệ thống mạng lưới Internet đã tạo nên thế mạnh riêng. Vì có rất nhiều dịch vụ số trên toàn cầu được xử lý bởi các hệ thống máy tính khổng lồ như của Amazon hay Google, các nhà phát triển dịch vụ có thể linh hoạt hơn trong xử lý nhu cầu sử dụng tăng đột biến và dễ dàng giải quyết các vấn đề.

Ngoài ra, Sherry còn đề cập đến một số công nghệ được thiết kế cho Internet, rất cần thiết trong việc xử lý sự gia tăng về lưu lượng truy cập web. Trong số đó, nhà tiên phong công nghệ Van Jacobson được đề cao hơn cả khi ông đã phát minh ra phần mềm tự động làm chậm dữ liệu khi đường truyền mạng bị tắc nghẽn. Các hoạt động của công cụ này giống như hệ thống đo đường cao tốc, giúp giới hạn số lượng ô tô đi vào giờ cao điểm để tránh tình trạng tắc nghẽn hoàn toàn.
Tiến sĩ Sherry giải thích phát minh của Jacobson ra đời sau khi tình trạng không sử dụng được Internet vào giữa những năm 1980 liên tục diễn ra, khi hệ thống mạng tại các trường đại học bị tê liệt khi có quá nhiều người truy cập cùng một lúc.
Các thuật toán kiểm soát tắc nghẽn hiện đang được sử dụng rộng rãi. Và các công ty video web như YouTube đã thiết kế phần mềm trên cơ sở tương tự để tự động hạ cấp chất lượng video nếu đường truyền mạng bị tắc.
Những kỹ thuật đó chính là sự thích nghi dựa trên nguyên tắc không hoàn hảo của Internet và mọi dịch vụ, trang web trực tuyến phải được thiết kế để hoạt động trong điều kiện kém lý tưởng.
Và quả thực, một số dịch vụ trực tuyến ở nhiều quốc gia đã trở tay không kịp khi đại dịch diễn ra vào năm ngoái. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet cũng như các công ty khai thác web đã tranh nhau bổ sung thêm cấu hình và tăng dung lượng lưu trữ cho các hệ thống mạng.
Dịch vụ Internet vệ tinh Starlink của SpaceX đã được cấp phép thí điểm có kiểm soát tại Việt Nam với tối đa 600.000 thuê bao, đảm bảo yêu cầu về quốc phòng, an ninh.
Đài Hà Nội đã có cuộc trao đổi với GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội, xung quanh các vấn đề liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực ngành hàng không vũ trụ.
Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đề nghị khu công nghệ cao giúp TP. HCM tăng đầu tư đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển cho khu vực tư nhân.
Tập đoàn Google công bố bản nâng cấp mới cho tính năng tìm kiếm trong Gmail, giúp người dùng nhanh chóng tìm thấy thư điện tử (email) cần thiết.
Làn sóng đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam đang khởi sắc, đặc biệt trong lĩnh vực AI.
Các nhà khoa học tại London, Anh đang ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện những bất thường trong não bộ - nguyên nhân chính gây ra bệnh động kinh.
0