Bà Trương Mỹ Lan phủ nhận dùng 445.748 tỷ đồng của SCB

Ngày 25/9, tại Tòa án nhân dân TP.HCM đã thẩm vấn bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm về hành vi "rửa tiền" 445.748 tỷ đồng - có nguồn gốc từ tiền tham ô của SCB và phát hành trái phiếu.

Mặc dù nhiều lần nhắc lại quan điểm "tôn trọng cáo trạng truy tố" nhưng bà Trương Mỹ Lan lại cho rằng, bà không sử dụng tiền của SCB cho cá nhân hay tập đoàn.

Trước đó, bà Lan bị cáo buộc sau khi thực hiện hành vi tham ô tài sản của SCB và lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đã chỉ đạo nhóm cán bộ chủ chốt tại SCB và Vạn Thịnh Phát chuyển tiền ra khỏi SCB; hoặc cho cá nhân, pháp nhân rút tiền mặt nhằm cắt đứt dòng tiền, che giấu nguồn gốc bất hợp pháp 445.748 tỷ đồng do phạm tội mà có.

Khi tòa hỏi đã sử dụng số tiền trên vào những việc gì, bà Lan nói mình không sử dụng số tiền này cho cá nhân, mà dùng toàn bộ vào việc cơ cấu SCB. Ngoài ra, số tiền chuyển ra nước ngoài là rất ít, trong khi tiền từ nước ngoài chuyển vào thì nhiều hơn. Đối với các khoản dùng để trả cho các ngân hàng khác thì bà Lan nói mình không rõ. Vạn Thịnh Phát không vay các ngân hàng, chỉ có SCB vay.

Sau đó, tòa chuyển qua hỏi về khoản tiền 108.000 tỷ đồng tiền mặt và hơn 14.000 USD mà Bùi Văn Dũng chở từ ngân hàng SCB về, bà Lan nói số tiền này không phải của SCB mà của mình. Trước đó, bà đã đưa tiền vào SCB để tái cơ cấu nên sau đó lấy ra để trả nợ.

Liên quan đến lời khai của các bị cáo khác, "khi cần tiền thì bà Lan chỉ đạo Hoàng, Dung lập phương án vay khống để rút". Bà Lan phản đối, nói không giao hay chỉ đạo ai. Bà Lan chỉ thừa nhận, Vạn Thịnh Phát đã sử dụng khoảng 287 tỷ đồng nhưng cho rằng "bản thân chưa bao giờ nhân danh Vạn Thịnh Phát ký bất cứ giấy vay tiền nào.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hôm nay, 2/1, ngày thứ hai áp dụng Nghị định 168/2024 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, đại bộ phận người tham gia giao thông đã ý thức và nề nếp hơn khi ra đường.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Tân Bình đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp cựu tuyển thủ Lê Sỹ Mạnh để điều tra hành vi gây rối trật tự công cộng.

Với nhiều điểm mới trong Nghị định 166 và Thông tư 47 có hiệu lực từ ngày 1/1, đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam cảnh báo, từ hôm nay (2/1), khi các cơ sở đăng kiểm hoạt động trở lại sau nghỉ Tết Dương lịch, nhiều phương tiện sẽ có thể bị từ chối kiểm định.

Theo quy hoạch GTVT Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 9 cây cầu lớn vượt sông Hồng. Trong đó, dự kiến một số công trình sẽ triển khai hoặc được phê duyệt chủ trương đầu tư ngay trong năm 2025.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội chiều 2/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn yêu cầu đơn vị đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị trọng điểm.

Giai đoạn 1 của dự án chỉnh trang và cải tạo vườn hoa Diên Hồng được hoàn thành vào tháng 8 năm 2024. Quận Hoàn Kiếm tiếp tục tu bổ Đài phun nước - công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng từ năm 1901..