Bác sĩ gây mê
Một ca phẫu thuật cho bệnh nhi 20 tháng tuổi tại Bệnh viện Nhi Hà Nội. Đằng sau bức màn xanh, phía sau những thao tác của phẫu thuật viên là những đóng góp thầm lặng của bác sĩ gây mê. 15 năm gắn bó với công việc gây mê hồi sức là ngần ấy thời gian bác sĩ Giang Thạch Thảo tham gia những ca phẫu thuật cho những bệnh nhân nhỏ tuổi.
Thạc sĩ, bác sĩ Giang Thạch Thảo, Trưởng Khoa Gây mê hồi sức – Bệnh viện Nhi Hà Nội, chia sẻ: "Trường hợp bé tuổi nhất mà các bác sĩ Bệnh viện Nhi chúng tôi làm là một em bé 17 ngày tuổi. Em bé này không có hậu môn. Chúng tôi phải làm hậu môn nhân tạo để làm đường thoát cho em bé. Đối với các em bé cân nặng thấp, số giờ tuổi bé như vậy thì việc làm cẩn thận rất quan trọng. Chúng tôi phải đo đếm từng lượng ml dịch, cẩn thận với hạ nhiệt độ của em bé".
Trong mỗi cuộc phẫu thuật, kíp gây mê là những người đến phòng mổ sớm nhất để làm các công tác chuẩn bị cho ca mổ, đánh giá tình trạng người bệnh, chuẩn bị trang thiết bị dụng cụ và tiến hành các bước tiền mê, khởi mê cho bệnh nhân. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ gây mê là cánh tay phải đắc lực cho các bác sĩ phẫu thuật, kịp thời xử trí những trường hợp phát sinh, bất thường trong ca mổ. Vất vả, bận rộn là vậy nhưng chỉ cần nhìn thấy sự hồi phục của bé thơ là các bác sĩ quên hết mệt mỏi.
Bác sĩ Giang Thạch Thảo cho hay: "Sau ca mổ, chúng ta sẽ nhìn thấy hiệu quả của nó. Điều đó động viên, khích lệ rất lớn. Em bé khỏe mạnh hơn, hòa nhập, chơi đùa với các bạn. Điều đó động viên, giúp chúng tôi đam mê với nghề".
Chị Nguyễn Thị Mỹ, người nhà bệnh nhi cho biết: "Con nhà em sốt 5 ngày, lên hạch ở cổ. Nhập viện, bác sĩ bảo rò xoang lê. Trong quá trình khám và nằm viện, các bác sĩ rất nhiệt tình và chăm sóc cháu tốt. Em cám ơn các bác sĩ và ê-kip phòng mổ đã chăm sóc cho con em".
Bác sĩ Thảo, với cương vị là một trưởng khoa, thường xuyên tổ chức những buổi trao đổi nghiệp vụ, nâng cao chuyên môn, tay nghề cho các bác sĩ, điều dưỡng trẻ.
Bác sĩ gây mê là những người luôn âm thầm đóng góp công sức để những ca phẫu thuật thành công, dù vậy tên tuổi của họ đôi khi không được nhắc đến. Đối với những y bác sĩ gây mê hồi sức nói chung và bác sĩ Thạch Thảo nói riêng, phần thưởng quý giá nhất chính là sự sống mà chị và đồng nghiệp mang lại cho người bệnh.
Bệnh dịch sởi đang có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng tại các cơ sở y tế. Vì vậy, công tác thu dung, điều trị bệnh nhân đã được nhiều bệnh viện kích hoạt, đặc biệt là việc kiểm soát lây nhiễm chéo để tránh "bệnh chồng bệnh".
Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh sởi, nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 23.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và khẩn trương điều trị cách ly một nam thanh niên ở Bắc Ninh mắc viêm não mô cầu diễn biến nguy kịch.
Thành phố Hà Nội đã ghi nhận gần 1.400 trường hợp mắc sởi trong ba tháng đầu năm, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm.
Cục An toàn Thực phát hiện trong 5 mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Man Plus Gold có chứa Sildenafil, Tadalafil với hàm lượng khác nhau.
Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.
0