Bệnh viện ở Hà Nội đi làm sớm phục vụ người bệnh

Gần 2 năm qua, các bệnh viện hạng 1 của thành phố đã đổi mới trong công tác khám chữa bệnh nhằm giảm sự phiền hà cho người bệnh, nhiều bệnh viện đã đi làm sớm hơn giờ quy định để tránh quá tải tại khoa khám bệnh.

Tại Khoa khám bệnh của Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, để tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh, các y, bác sĩ của Bệnh viện đã đi làm sớm 1 tiếng so với quy định, bệnh nhân có thể đăng ký khám từ 6 giờ 30 sáng.

Bác sĩ CKII Nguyễn Tuấn Minh, Trưởng khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Đống Đa cho biết, tại các khu vực, đơn vị đã tổ chức phân giờ theo các khung giờ để người bệnh không bị trùng lặp, đặc biệt đối với những người bệnh mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường.

Ví dụ, buổi sáng đơn vị tổ chức khám cho những bệnh nhân đến làm những xét nghiệm cơ bản về tiểu đường, huyết áp; còn buổi chiều sẽ khám cho những bệnh nhân có bệnh đơn giản hơn như: điện tim, bệnh nhân không lấy mẫu máu…

Nhân viên của phòng Công tác xã hội của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã ứng trực hỗ trợ người bệnh đăng ký khám bệnh qua nhận diện khuôn mặt.

Từ 6 giờ sáng, nhân viên của phòng Công tác xã hội của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã ứng trực hỗ trợ người bệnh đăng ký khám bệnh qua nhận diện khuôn mặt. Những thao tác chỉ mất 5 phút nhưng đã giúp người bệnh giảm thời gian cả 1 tiếng đồng hồ và sẽ được lên thẳng chuyên khoa cần khám bệnh.

Điều dưỡng viên Đinh Thị Thu Nga, phòng CTXH - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, Bệnh viện đã triển khai đi làm sớm lên khoảng 1 giờ 30 phút, buổi sáng bắt đầu từ 6 giờ và buổi chiều từ 13h15.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thúy Hằng, Trưởng khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, trong thời gian tới, Bệnh viện sẽ thực hiện hẹn cụ thể giờ khám và người bệnh chỉ cần đến trước thời gian hẹn khoảng 5 - 10 phút, check-in và lên phòng khám luôn.

Có thể thấy, các bệnh viện hạng 1 của thành phố Hà Nội đã và đang đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Cùng với đó, công tác chuyển đổi số tại các bệnh viện sẽ rút ngắn thời gian để người bệnh khi đi khám chữa bệnh được thuận tiện hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

100% trạm y tế ở 10 tỉnh vùng cao, miền núi, khó khăn sẽ được triển khai khám, chữa bệnh từ xa thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.

Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.

Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.