Cần sớm tháo gỡ vướng mắc trong giao đất dịch vụ
Để phục vụ dự án Khu đô thị Nam An Khánh mở rộng, năm 2006 gia đình ông Nguyễn Quang Giáp ở thôn Ngự Câu xã An Thượng huyện Hoài Đức bị thu hồi 310m2 (Chiếm 28% tổng diện tích đất nông nghiệp). Theo thông báo của huyện Hoài Đức thời điểm đó, gia đình ông được hưởng 28m2 đất dịch vụ (tương đương 10% diện tích đất thu hồi). Tuy nhiên theo quy định tại Nghị định 17/2006 của Chính phủ, chỉ những hộ bị thu hồi trên 30% đất nông nghiệp mới được cấp đất dịch vụ. Do đó đã 18 năm chờ đợi gia đình ông vẫn chưa được cấp đất.
Không chỉ những hộ có diện tích thu hồi dưới 30% chưa được cấp đất mà do khó khăn trong công tác GPMB, nhiều hộ có diện tích thu hồi trên 30% ở xã An Thượng cũng chung tình cảnh chờ đợi nhiều năm nay.
An Thượng hiện còn khoảng 800 hộ chưa được cấp đất dịch vụ. Vướng mắc nhất của xã cũng như các địa phương khác chính là việc áp dụng chính sách giao đất dịch vụ theo Quyết định 1098 năm 2007 của UBND tỉnh Hà Tây (trước đây). Đó là cứ thu hồi đất nông nghiệp là có 10% đất dịch vụ (không quá 150m2 với các huyện và 50m2 với quận Hà Đông). Do thực hiện không đúng theo Nghị định 17/2006 của Chính phủ nên việc giao đất dịch vụ đã bị ách tắc từ năm 2008, khi Hà Tây sáp nhập với Thủ đô Hà Nội.
Toàn huyện Hoài Đức còn gần 2000 hộ chưa được cấp đất dịch vụ. Tính rộng trên toàn địa bàn Thành phố thì con số này là hơn 19.000 hộ.
Tháng 10 năm 2021, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND Thành phố có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép áp dụng cơ chế đặc thù giải quyết đất dịch vụ nhằm đảm bảo công bằng giữa các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp (cùng thời điểm, cùng dự án) và theo cam kết của từng địa phương, dự án cụ thể qua các thời kỳ. Tuy nhiên hiện mới chỉ có huyện Mê Linh với hơn 5.700 trường hợp được Chính phủ tháo gỡ, do thời điểm thu hồi đất từ năm 2004, trước khi Nghị định 17/2006 có hiệu lực.
"Thiếu lành mạnh và nhiều lãng phí" là kết quả cuộc khảo sát nhanh mà Đài Hà Nội đã thực hiện khi hỏi về “Thực trạng của thị trường bất động sản (BĐS)”. Khẳng định ấy hoàn toàn không bất ngờ bởi nếu chỉ nhìn nhận hay đánh giá thị trường trong một thời gian ngắn sẽ thấy có rất nhiều câu hỏi được đặt ra.
Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Hà Nội chủ trì tổ chức đã quy tụ nhiều chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, bất động sản. Nhiều khuyến nghị, thảo luận chuyên sâu đã được đưa ra tại diễn đàn nhăm ngăn chặn tình trạng thổi giá, gây nhiễu loạn thị trường, trong đó có đề xuất thuế bất động sản để hạn chế đầu cơ.
Sau hơn ba tháng tạm dừng để rà soát, đất đấu giá tại huyện Thanh Oai lại tiếp tục nóng khi 25 lô đất tại xã Đỗ Động được đưa ra đấu giá với mức khởi điểm thấp, chỉ từ 5,3 triệu đồng/1m², nhưng mức trúng lại cao hơn nhiều so với mặt bằng khu vực.
Sau gần 2 tháng tạm dừng để rà soát, kiểm tra các điều kiện pháp lý, lựa chọn phương án đấu giá phù hợp, ngày mai 16/11, huyện Thanh Oai sẽ tổ chức đấu giá đất trở lại.
Liên quan đến giá đất thương mại, theo nhiều doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn Luật đất đai đã xác định giá đất bằng cách sử dụng giá đất ở cùng khu vực, vị trí nhân với 70-80%. Điều này dẫn đến giá đất thương mại có mức cao, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp.
Nhiều lô đất nền ở các huyện vùng ven Hà Nội đang có dấu hiệu tăng đáng kể, có nơi đã bất ngờ tăng giá hàng chục triệu đồng/m² chỉ sau vài tháng khi Dự án đường Vành đai 4 thi công, xây dựng.
0