Chung cư tăng giá ảo, người dân bao giờ mới có nhà?

Chung cư tăng giá kéo dài 20 quý liên tiếp. Đến thời điểm này, giá chung cư tăng tới mức được cho là giá ảo, bởi không tương xứng với giá trị thực. Hơn nữa, giá cứ tăng nhưng lượng giao dịch lại rất ít. Điều này khiến cho thị trường bất động sản tiếp tục trở nên thiếu minh bạch và không ổn định.

Theo ghi nhận, tại khu vực Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, nhiều chung cư tại đây đã có tuổi đời khoảng 20 năm. Tuy nhiên, giá bán vẫn tiếp tục tăng cao. Trong khoảng thời gian trước, giá chung cư tại đây vào khoảng 30tr/m2, nhưng đến thời điểm này mức giá đã tăng lên trung bình khoảng 45tr/m2.

Không chỉ riêng khu vực này, theo thống kê, hầu hết các chung cư trên địa bàn Hà Nội đang có mức độ tăng giá chóng mặt. Trung bình trong hai tháng đầu năm nay, giá chung cư đã tăng 17% so với cùng kỳ 2023. Trong danh sách chung cư có giá rao bán tăng mạnh, Royal City, The Pride, Sun Grand City có giá tăng 33%, Mipec Rubik 360 và Vinhomes West Point tăng 28%, Chung cư Đại Thanh tăng 27%, Seasons Avenue tăng 26%.

Thông thường khi nghe đến giá nhà tăng cao, thì nhiều người sẽ hình dung ra việc do nhiều người đi mua nên giá tăng theo tâm lí đám đông. Nhưng trên thực tế, theo ghi nhận thì rất nhiều căn chung cư được rao bán cả tháng nay nhưng vẫn không có khách hỏi.

Trao đổi với một môi giới, nhận được câu trả lời: Căn hộ ở Mỹ Đình đang có mức giá 4,1 tỷ cho căn ba phòng ngủ. Đăng bán từ trước Tết, có một số người hỏi nhưng chưa chốt được. Thời điểm này tăng hơn so với trước Tết, nếu không mua nhanh thì tháng sau còn tăng tiếp.

Chung cư tăng giá 'ảo', người dân bao giờ mới có nhà?

Tuy nhiên theo tìm hiểu, tại một số dự án, môi giới đã dùng chiêu trò thông tin liên tục về số lượng lớn khách hàng đặt chỗ mua căn hộ, đồng thời tung ra các lời mời chào hấp dẫn về ưu đãi và chiết khấu đối với khách hàng đặt chỗ sớm, không nhanh chân sẽ hết cơ hội. Điều này tạo nên hiệu ứng tâm lý đám đông và khiến thị trường có những cơn “sốt” ảo.

Vậy nguyên nhân do đâu mà chung cư lại có mức giá ảo như vậy? Được biết, hiện có 5 nhóm vấn đề lớn, gồm vướng mắc về định giá đất, vướng mắc về tính đồng bộ của quy hoạch, vướng mắc về gia hạn đầu tư, vướng mắc liên quan đến pháp luật nhà ở và vướng mắc về nguồn vốn. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng trăm dự án tại Hà Nội đang tạm trì hoãn, chưa triển khai. Hơn nữa, trên thực tế, giá vật liệu xây dựng không tăng. Tuy nhiên, khi đưa vào thị trường, các căn hộ lại có nhiều giá bán như giá trần, giá làm hàng, giá chênh… từ đó tạo ra một thị trường không chuyên nghiệp, thiếu minh bạch.

Để giảm thiểu tình trạng giá nhà cao một cách bất hợp lý, Bộ Xây dựng đã yêu cầu các doanh nghiệp BĐS phải giảm giá nhà, giảm bớt lợi nhuận để đồng hành cùng Chính phủ trong công cuộc bình ổn lại thị trường BĐS. Đặc biệt, đối với phân khúc nhà giá rẻ, nhà cho người có thu nhập thấp, Nhà nước đang tập trung triển khai một cách quyết liệt. Minh chứng cho điều đó là từ đầu năm đến nay, Chính phủ liên tiếp có các cuộc họp tháo gỡ khó khăn đối với nhà ở xã hội, để tiến tới mục tiêu xây dựng một triệu căn nhà ở xã hội. Bên cạnh đó là việc đẩy mạnh ban hành các Nghị định, Văn bản dưới luật nhằm gỡ vướng vấn đề pháp lý. Đặc biệt là việc đề xuất đưa các luật mới thực thi sớm hơn dự kiến.

Với những động thái quyết liệt tháo gỡ của Chính phủ, trong năm 2024, dự báo thị trường Hà Nội sẽ đón nhận thêm khoảng 12.100 căn hộ mới. Riêng phân khúc nhà ở xã hội, Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành 1.200 căn. Như vậy nguồn cung sẽ dần cải thiện trong tương lai và giá nhà theo đó có sẽ hạ nhiệt. Tuy nhiên thời điểm này, thị trường vẫn đang trong tình trạng giá ảo, những ai có ý định mua nhà nên tạm thời trì hoãn, tránh thiệt hại không đáng có.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 25/4, Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam và Hội Môi giới bất động sản Việt Nam tổ chức hội thảo về thị trường bất động sản "Khơi thông nguồn cung bất động sản khu vực phía Nam - Xu hướng đầu tư”.

Quốc hội sẽ tổ chức đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Nhà chung cư hiện đang phát triển với số lượng lớn tại Việt Nam, chỉ tính riêng tại TP.Hồ Chí Minh đã có hơn 1.400 khu nhà chung cư. Phải thừa nhận những khu nhà chung cư này đã góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và tạo điểm nhấn văn minh đô thị. Tuy nhiên, thời gian qua, đã có không ít những mâu thuẫn, bức xúc, thậm chí tranh chấp liên tục xảy ra trong quá trình vận hành loại nhà ở mới này.

Nhằm phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững trong thời gian tới, UBND TP.Hà Nội giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị rà soát danh mục các dự án xây dựng khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch, dự án phát triển điểm đến du lịch đã có quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để chủ động hỗ trợ hoàn thiện từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Thủ đô

Với nhiều điểm mới, Nghị định số 32 của Chính phủ ban hành ngày 15/3 về quản lý, phát triển cụm công nghiệp sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý đầu tư và phát triển các cụm công nghiệp.

Để người dân có thêm cơ hội sở hữu nhà ở xã hội, nhiều quy định, điều kiện khi mua nhà đã được Bộ Xây dựng đề xuất gỡ bỏ.