Đánh thức tiềm năng du lịch mới của Hà Nội

"Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội" là một sản phẩm du lịch mới nhất của Hà Nội trong tháng 4 này. Những tiềm năng du lịch của Hà Nội đang được đánh thức với cách tiếp cận mới, được thể hiện qua việc kết nối các điểm đến đặc sắc của Thanh Oai - Ứng Hòa và Mỹ Đức, để tạo nên những sản phẩm du lịch có khả năng khai thác thực tiễn chứ không chỉ còn là ý tưởng.

Làng hương tăm Quảng Phú Cầu của Ứng Hòa là một điểm checkin mới nổi trong vài năm gần đây. Trở thành một điểm đến trên con đường di sản Nam Thăng Long, kết nối với Đình Nội - của làng Bình Đà, nơi thờ Quốc tổ Lạc Long Quân và làng nghề dệt lụa Phùng Xá, tạo nên những giá trị mới mới cho điểm đến này và khả năng khai thác thương mại hiệu quả với dòng khách quốc tế - thay cho cách làm du lịch tự phát như trước đây.  

Ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết, những điểm đến trên con đường di sản Nam Thăng Long là những điểm đến quan trọng, từ đó tạo tiền đề cho các doanh nghiệp và địa phương tiếp tục phát triển các sản phẩm du lịch, mở rộng tuyến để phù hợp với từng đối tượng du khách, lộ trình với thời gian linh hoạt.

Con đường di sản Nam Thăng Long chính là minh chứng cho sự thay đổi tư duy tạo nên sản phẩm du lịch của Hà Nội, đặc biệt là vùng làng nghề đầy ắp giá trị di sản văn hóa Nam Hà Nội. Sức hấp dẫn tự thân của làng nghề chưa đủ để trở thành một sản phẩm du lịch, mà còn đòi hỏi cách tiếp cận chuyên nghiệp.

Theo ông Nguyễn Tiến Thiết, Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa (Hà Nội), ý tưởng và chủ trương của thành phố về phát triển con đường di sản Nam Thăng Long là một trong những giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế của huyện Ứng Hòa cũng như các địa phương trong chuỗi con đường di sản đi qua.

Làng tăm hương Quảng Phú Cầu được kết nối với một làng nghề đặc sắc khác - làng nghề dệt Phùng Xá. Tiếp cận từ vùng trồng dâu nuôi tằm, se tơ, dệt vải, cho đến chất liệu đặc sắc - lụa tơ sen - làng nghề dệt lụa sẽ là sự bổ sung ấn tượng cho sản phẩm du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long.

Làng hương tăm Quảng Phú Cầu của Ứng Hòa là một điểm checkin mới nổi trong vài năm gần đây. 

Con đường Di sản Nam Thăng Long là một sự mở đầu cho lộ trình biến những ý tưởng phát triển trục du lịch văn hóa hướng ra ngoại thành Hà Nội. Ông Phùng Quang Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội, Chủ tịch HĐND Công ty Du lịch bền vững Việt Nam là một trong những người tham gia thiết kế sản phẩm này.

Con đường di sản Nam Thăng Long được ra mắt sẽ tạo ra sức hút, giúp thời gian lưu lại của du khách tại Thủ đô được dài hơn, qua đó giúp người dân địa phương có nhiều cơ hội để tham gia vào hoạt động du lịch, phát triển kinh tế - ông Phùng Quang Thắng cho biết.

Trở lại với làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu, những người xây dựng sản phẩm như ông Phùng Quang Thắng đang kỳ vọng sớm tạo nên một điểm du lịch đêm đầu tiên tại vùng ngoại thành Hà Nội. Ý tưởng này được đánh giá là khả thi, dù khoảng cách hơn 30 km với trung tâm, nhưng sức hấp dẫn của di sản làng nghề và tư duy mới  trong du lịch đang tạo động lực để điểm đến Quảng Phú Cầu có thể độc đáo hơn nữa, thu hút hơn nữa, tạo những giá trị mới hơn nữa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đường Khuất Duy Tiến đã có những thay đổi. Vỉa hè được nâng cấp, trang trí, tạo cảnh quan đô thị xanh - sạch - đẹp.

Từ ngày 1/6, Hà Nội sẽ triển khai thực hiện phương thức thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt khi thực hiện thủ tục hành chính tại các bộ phận một cửa.

Cách đây 5 năm, Hà Nội đã ghi danh vào Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO về lĩnh vực thiết kế. 5 năm qua, Thành phố đã tận dụng tối đa cơ hội hày để định vị thương hiệu, quảng bá hình ảnh trên mọi lĩnh vực sáng tạo văn hóa, thúc đẩy sáng tạo và công nghiệp văn hóa.

Thi đua làm theo lời Bác, cán bộ hội viên phụ nữ thủ đô luôn chú trọng phát động và đẩy mạnh các phong trào thi đua gắn với các mô hình, việc làm cụ thể thiết thực đem lại lợi ích cho cộng đồng.

Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao đường 427 với đường sắt Bắc - Nam và Quốc lộ 1A, còn gọi là cầu vượt Dương Trực Nguyên, dài 590m, rộng 16m, tổng vốn đầu tư gần 283 tỷ đồng đã được khởi công sáng 11/5 tại huyện Thường Tín. Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quý Tiên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải tham dự.

UBND thành phố vừa có Tờ trình số 125 gửi HĐND thành phố đề nghị xây dựng nghị quyết quy định hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) trên địa bàn thành phố Hà Nội theo trình tự, thủ tục rút gọn.