Đối thoại Shangri-La đề cập nhiều vấn đề nóng của thế giới

Đối thoại Shangri-La năm nay dự kiến chứng kiến nhiều phiên thảo luận "nóng", trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều biến động.

Sự kiện an ninh hàng đầu châu Á - Đối thoại Shangri-La 2024 - đã khai mạc tại Singapore vào ngày 31/5 và sẽ kéo dài đến 2/6. Mọi sự chú ý trong ngày đầu tiên của Hội nghị Thượng đỉnh an ninh châu Á này đổ dồn vào cuộc gặp bên lề giữa Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân và người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin.

Tại cuộc gặp cấp cao trực tiếp đầu tiên giữa hai bộ trưởng quốc phòng Mỹ - Trung kể từ năm 2022, ông Đổng Quân và ông Austin đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc giữ liên lạc quân sự cởi mở giữa hai nước. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin cho biết các cuộc điện đàm giữa hai bên sẽ được tiếp tục "trong những tháng tới". 

Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm cho biết cuộc hội đàm diễn ra "tích cực" với việc liên lạc quân sự hai nước "hiện ngừng đà giảm sút và đang đi vào ổn định". 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và người đồng cấp Trung Quốc Đổng Quân gặp nhau bên lề Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 31-5Ảnh: Reuters

Ngoài ra, tâm điểm trong phiên khai mạc của Shangri-La 2024 là bài phát biểu quan trọng của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr, đánh dấu lần đầu tiên một nguyên thủ quốc gia của nước này phát biểu khai mạc tại Hội nghị Thượng đỉnh quốc phòng hàng đầu châu Á. Ông Marcos Jr đề cập vị trí pháp lý và địa chính trị của Philippines đối với biển Đông, cũng như tầm quan trọng của tuyến đường thủy này đối với thương mại toàn cầu. Nhà lãnh đạo này cũng nhấn mạnh cam kết của Philippines đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và chủ nghĩa đa phương mang tính xây dựng. 

Bên lề Đối thoại Shangri-La, nhóm “ngũ cường” gồm Australia, Anh, Malaysia, New Zealand và Singapore đã nhất trí nâng cấp cuộc tập trận quân sự chung trong năm nay ở châu Á, khi có sự tham gia của máy bay không người lái, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 và máy bay giám sát.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngay khi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) thông báo lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel cùng một thủ lĩnh của lực lượng Hamas, cộng đồng quốc tế đã đưa ra những phản ứng trái chiều.

Theo hãng thông tấn TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga luôn ưu tiên và hiện đã sẵn sàng giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tuy nhiên cũng nhấn mạnh nước này đã sẵn sàng cho mọi kịch bản.

Người phát ngôn Nhà Trắng, bà Karine Jean-Pierre cho biết Mỹ không có ý định sửa đổi học thuyết hạt nhân sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi.

Dữ liệu mới nhất từ Văn phòng Thống kê Quốc gia của Anh cho thấy tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 10 tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng qua, củng cố kỳ vọng của thị trường rằng sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào khác trong năm nay.

Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11, sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/11 cho biết nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.