Ford coi các hãng xe Trung Quốc là mối đe dọa

Xe điện Trung Quốc đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và có thể nói đã trở thành một thế lực mới trên thị trường ô tô, khiến các "ông lớn" như Ford cũng phải dè chừng.

Hãng xe Mỹ Ford đã từng hiện diện mạnh mẽ tại Trung Quốc trong nhiều năm liền. Nếu như năm 2016 - 2017, hãng xe này từng bán được khoảng 1 triệu xe/năm tại thị trường tỷ dân thì tới năm 2022, con số này đã giảm xuống chỉ còn 4.000 chiếc. Điều này được lý giải bởi nhu cầu của người dân dịch chuyển sang sử dụng xe điện và ưu tiên hàng nội địa vì những ưu điểm mà nó mang lại (giá rẻ hơn, cảm giác sang trọng cũng không kém cạnh các mẫu xe phương Tây).

Trong bối cảnh này, nhiều hãng xe đã coi xe ô tô Trung Quốc như một mối đe thực sự, trong đó có Ford. Sau chuyến đi Trung Quốc vào tháng 5, ông Jim Farley, Giám đốc điều hành hãng Ford đã nhận định rằng xe điện Trung Quốc là "mối đe dọa hiện hữu", và "mọi thứ không giống như trước".

Sở dĩ CEO này đưa ra lời nhận xét như vậy là do các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Họ đang sử dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ khác trong ô tô - những thứ không có ở Mỹ.

Giám đốc điều hành Ford, Jim Farley, bên chiếc bán tải điện F-150. Ảnh: WSJ.

Các hãng xe Trung Quốc đang sử dụng chuỗi cung ứng giá rẻ để tạo mức giá cạnh tranh, cung cấp các tính năng kỹ thuật số hấp dẫn và mở rộng mạnh mẽ sang thị trường nước ngoài như châu Âu, Trung Đông và các thị trường châu Á khác.

Hiện nay, xe điện Trung Quốc bị áp thuế 100% tại Mỹ. Văn phòng đại diện thương mại Mỹ thông báo mức thuế nhập khẩu này sẽ có hiệu lực từ ngày 27/9. Tại Liên minh châu Âu (EU), nơi xe nhập khẩu Trung Quốc chiếm khoảng 20% doanh số xe điện, trong tuần tới, tổ chức này sẽ bỏ phiếu về vấn đề thuế đối với xe điện Trung Quốc.

Việc Mỹ áp thuế đã giúp Ford phần nào tránh khỏi làn sóng xe điện đang nổi lên từ phương Đông. Tuy nhiên, Ford vẫn đang tỏ ra thận trọng khi mở rộng sang lĩnh vực xe điện.

Trước thực tế các hãng xe Trung Quốc ngày càng vươn mình sang nhiều thị trường trên thế giới, ông lớn trong ngành công nghiệp ô tô - Ford cũng đã có những động thái để cạnh tranh. Vào đầu tháng 2 năm nay, ông Farley cho biết hãng đang phát triển một nền tảng khung gầm mới dành riêng cho các mẫu xe điện giá rẻ, không chỉ đấu lại xe Trung Quốc, mà cả Tesla.

Hồi đầu tháng 7, CEO Farley cho biết Ford sẵn sàng tung ra một chiếc BEV có giá 30.000 USD vào năm 2027, nhằm cạnh tranh với xe Trung Quốc và sẽ mang lại lợi nhuận cho hãng. Tới tuần thứ ba của tháng 7, Ford thông báo kế hoạch chỉ bán ô tô điện tại châu Âu vào năm 2030 không còn khả thi, và sẽ tiếp tục bán cả xe động cơ đốt trong, hybrid và BEV.

Đến tháng 8 vừa qua, Ford hủy bỏ kế hoạch sản xuất một chiếc SUV điện ba hàng ghế, trước đó được dự kiến ra mắt năm 2025. Ford cũng sẽ giảm 10% vốn đầu tư vào lĩnh vực xe điện và lần thứ hai hoãn ra mắt thế hệ mới của mẫu xe bán tải điện F-150 cho đến năm 2027.

CEO của Ford tự tin rằng nhóm đang nghiên cứu công nghệ xe điện mới - do một kỹ sư khác từng làm việc tại Tesla dẫn đầu - có thể xóa bỏ khoảng cách chi phí với các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc. Nếu nỗ lực đó thành công, ông cho rằng chuyên môn của Ford về xe tải, xe địa hình và thị trường xe thương mại sẽ mang lại cho hãng lợi thế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hai hãng xe Nhật Bản là Subaru và Honda đang ưu đãi, giảm giá bằng nhiều hình thức khác nhau, mức giảm cao nhất lên tới hơn 200 triệu đồng.

Hãng xe BYD đang phải triệu hồi gần 100 nghìn xe Dolphin và Atto3 tại Trung Quốc. Cả hai mẫu này đều được BYD Việt Nam nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc và phân phối tại nước ta.

Ngày 1/10 là tròn 60 năm tàu cao tốc Shinkansen của Nhật Bản đi vào hoạt động. Điều đặc biệt nhất về con tàu là kể từ khi đi vào hoạt động, nó không gây ra bất kỳ một tai nạn nào và thời gian chậm chuyến trung bình chưa đến 5 phút.

BYD vừa ký kết thỏa thuận với Tập đoàn công nghệ Huawei nhằm trang bị công nghệ tự lái tiên tiến cho mẫu xe Leopard 8 sắp ra mắt.

Từ định hướng phát triển xe điện trong tương lai, KIA đã xây dựng và hoàn thành nhà máy sản xuất xe điện thuộc Tập đoàn Hyundai. Đây cũng là nhà máy đầu tiên chỉ sản xuất xe điện, dự kiến có công suất hàng năm là 150 nghìn xe.

Không chỉ có BYD mà hai mẫu xe sang của Mercedes-Benz cũng đang phải gọi sửa chữa hai mẫu xe sang đời từ 2021-2023 do lỗi động cơ có thể gây chết máy khi đang di chuyển.