Giải bài toán thiếu điện | Tiết kiệm năng lượng | 27/06/2023

Nắng nóng gay gắt kéo dài, việc phát triển các nguồn điện mới phía Bắc chậm hơn nhu cầu tiêu thụ điện năng. Trong khi năng lực của hệ thống truyền tải không theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của điện tái tạo ở miền Trung và miền Nam, tạo sức ép lên lưới truyền tải điện ra Bắc. Để giải quyết nguyên nhân cơ bản gây thiếu điện đòi hỏi nhiều giải pháp về hạ tầng, vốn… và đặc biệt là tăng cường và thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện hiệu quả.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trên thị trường quốc tế, đối với các sản phẩm xuất khẩu, vấn đề tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, giảm phát thải ra môi trường đang ngày càng được quan tâm. Đây là điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các giải pháp tiết kiệm năng lượng, xanh hóa sản xuất.

Với gần 2.700 cơ sở sản xuất, kinh doanh, ngành chế biến nông sản là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Để hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, Sở Công Thương Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp: từ tư vấn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, áp dụng sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường.

Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp ở nước ta ước tính từ 20 - 30%; đối với các công trình xây dựng là 30 - 35%. Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong hai lĩnh vực tòa nhà, công nghiệp sẽ quyết định thành công việc thực hiện mục tiêu tiết kiệm năng lượng từ 8 - 10% trong giai đoạn từ 2019 - 2030 của Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Trong khi doanh nghiệp nỗ lực từng bước thay đổi mô hình sản xuất theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng, tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu, năng lượng tái tạo thì người tiêu dùng cũng chuyển đổi sang lựa chọn những sản phẩm được sản xuất xanh, không gây hại cho môi trường.

Trong ngành gốm sứ, mục tiêu phát triển bền vững có ý nghĩa quan trọng khi các nhà sản xuất chú trọng chuyển đổi năng lượng sang dùng gas, điện, thay cho than đá, than củi; nhà phân phối, người tiêu dùng cũng chuyển hướng sang những sản phẩm được nung đốt theo công nghệ thân thiện môi trường hơn.

Với các tiêu chí như sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, sử dụng các vật liệu xây dựng thân thiện môi trường… phát triển công trình xanh không chỉ tạo ra những công trình đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng năng lượng mà còn là giải pháp đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy tăng trưởng bền vững tại các đô thị, nhất là đô thị lớn như Hà Nội.