Hà Nội cần phát triển giao thông xanh

Gần đây, thành phố Hà Nội đã lần lượt đưa loại hình xe buýt điện, xe đạp đô thị vào hoạt động. Việc này không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả vận tải hành khách công cộng, mà còn thể hiện nỗ lực của thành phố trong chuyển đổi sử dụng phương tiện "xanh", thân thiện với môi trường.

Hai năm với hơn 6 triệu km đường di chuyển, xe đạp công cộng giúp giảm thiểu 183 nghìn kg CO2/năm, tương đương lượng hấp thụ của 8.749 cây xanh. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, có 105 trạm xe đạp công cộng được kết nối với các bến metro, xe buýt, BRT với hơn 402 nghìn chuyến. Trong đó, người dân dùng phương tiện này để đi làm chiếm 17% trong tổng số nhu cầu sử dụng.

Còn đối với xe bus, kể từ tuyến buýt điện đầu tiên được chính thức đưa vào vận hành, đến nay, xe bus điện thông minh đã phục vụ 44 triệu hành trình di chuyển; giảm phát thải tương đương với hơn 1 triệu cây xanh. 

Ông Đỗ Đức Hậu, Tổng GĐ Công ty TNHH ADVANTECH VIỆT NAM TECHNOLOGY cho biết: "Hệ thống xe bus điện không phát ra khí thải, bảo vệ môi trường. Nó được cập nhật các công nghệ hiện đại, cập nhật những lợi ích mới nhất trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật… giúp hành trình hành khách an toàn hơn, các công ty vận hành nâng cao hiệu quả chất lượng vận hành hơn."

Muốn xây dựng và phát triển giao thông xanh thì phải hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân và phát triển mạng lưới giao thông công cộng. Cơ quan quản lý cần triển khai các phương án giao thông sử dụng nhiên liệu sạch và năng lượng tái tạo, có giải pháp nâng cao sự tiện lợi để khuyến khích người dân tự giác chuyển sang sử dụng những mô hình giao thông này.

Ông Đỗ Bá Dân – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Trí Nam cho biết: "Tích hợp tất cả các dịch vụ công cộng chung trên một nền tảng để người dân cùng tra cứu, kết hợp hỗn hợp các loại hình công cộng. Lắp 1000 chip hiện đại trên đường để biết được đường xá có ổ gà không, có xe dừng đỗ không, có lạng lách không, thu thập thông tin bụi mịn… để có kế hoạch phát triển giao thông xanh cho thủ đô."

Hà Nội đang chịu nhiều áp lực liên quan đến hạ tầng, giao thông, môi trường. Giao thông công cộng, nhất là giao thông xanh cần trở thành lựa chọn sử dụng hàng ngày. Đây là hướng đi đúng đắn và khả thi với giao thông Hà Nội. 

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài vừa đưa vào khai thác toàn bộ các làn thu phí không dùng tiền mặt và thu tự động không dừng dịch vụ dừng/đỗ ô tô tại cả hai nhà ga hành khách T1 và T2.

Sáng 23/12, HĐND quận Hai Bà Trưng khóa XX đã khai mạc kỳ họp thứ 14 - kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, để xem xét tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, tài chính ngân sách, đầu tư công năm 2024, kế hoạch năm 2025 và xem xét, quyết định một số nội dung về an sinh xã hội, về sự phát triển của quận trong thời gian tới.

Chào năm mới 2025, mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ, cán bộ, hội viên phụ nữ quận Ba Đình đã chung tay giữ vệ sinh môi trường, chỉnh trang công trình, xây dựng đô thị văn minh, xây dựng mô hình ”đoạn đường, tuyến phố không rác”.

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết 11 tháng đầu năm, Hà Nội thu được gần 18.600 tỷ đồng từ đấu giá đất, tăng gấp đôi so với các năm trước.

Trên tuyến đường Lý Thánh Tông hiện đang có rất nhiều hố ga bị mất nắp, như những cái bẫy chờ người đi đường. Tình trạng này đã diễn ra từ lâu nhưng cho đến nay vẫn chưa được xử lý, đã có những vụ tai nạn giao thông xảy ra tại đây.

Hưởng ứng phong trào thi đua hành động để Thủ đô “sáng – xanh – sạch – đẹp”, nhân dân ở nhiều quận, huyện đã tích cực tham gia tổng vệ sinh, duy trì đường phố thông thoáng, sạch đẹp và an toàn.