Hà Nội sẽ có tuyến du lịch di sản và làng nghề

Ngày 12/4, Sở Du lịch Hà Nội công bố tuyến du lịch “Khám phá con đường di sản Nam Thăng Long”. Đây là tuyến du lịch khai thác điểm đến gắn liền với truyền thống các làng nghề, di tích, di sản của Thủ đô của khu vực các huyện Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức.

Điểm đến đầu tiên của hành trình khám phá con đường di sản, du khách sẽ đến với Đình Nội Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội). Tại đây thờ Quốc tổ Lạc Long Quân đã được xếp hạng di tích quốc gia từ năm 1985 và được công nhận là Di sản lịch sử - văn hóa Quốc gia năm 1991. Bên cạnh kiến trúc cổ, tại đình còn có bức phù điêu tạc hình Quốc tổ Lạc Long Quân đội mũ bình thiên, mặc áo choàng bào cùng các lạc hầu, lạc tướng Lạc Việt dự hội đua thuyền trên dòng Đỗ Động Giang. Bức phù điêu có giá trị nghệ thuật - tín ngưỡng độc đáo được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia từ năm 2015.

Tiếp nối hành trình, du khách đến tham quan  làng hương Quảng Phú Cầu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) có tuổi đời hàng trăm năm tuổi. Nơi đây không chỉ là địa điểm sản xuất lượng hương lớn nhất nhì cả nước, mà còn là điểm du lịch hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.

Làng sản xuất tăm hương Quảng Phú Cầu từ lâu đã là điểm du lịch hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.

Điểm dừng chân cuối của hành trình, du khách được trải nghiệm nghề dệt tơ tằm Phùng Xá (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) cùng với nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận từ công đoạn trải nghiệm trồng dâu, nuôi tằm, se tơ, dệt vải, trồng sen làm sợi sen, dệt thêu tơ sen để hoàn thiện sản phẩm tơ sen độc đáo.

Ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết, mục tiêu của thành phố và ngành du lịch Hà Nội đặt ra là phải đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để phục vụ nhu cầu của du khách. Với trục di sản Nam Thăng Long qua 3 huyện Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức sẽ là hành trình của những câu chuyện thông qua các điểm di sản, di tích, làng nghề dọc tuyến.

Tuyến du lịch mới tại Hà Nội thể hiện quyết tâm của ngành du lịch Thủ đô trong việc xây dựng, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, bảo tồn giá trị văn hóa di sản làng nghề.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trung tâm Quản lý giao thông công cộng, thuộc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, cho biết sẽ di dời, đốn hạ gần 200 cây xanh dọc đường Võ Nguyên Giáp để lấy mặt bằng làm công trình hạ tầng kỹ thuật, trạm xe buýt… kết nối Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).

Trong tuần (từ ngày 19 đến 26/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 ca so với tuần trước đó) và 170 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 25 ca so với tuần trước đó).

"Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội" là một sản phẩm du lịch mới nhất của Hà Nội trong tháng 4 này. Những tiềm năng du lịch của Hà Nội đang được đánh thức với cách tiếp cận mới, được thể hiện qua việc kết nối các điểm đến đặc sắc của Thanh Oai - Ứng Hòa và Mỹ Đức, để tạo nên những sản phẩm du lịch có khả năng khai thác thực tiễn chứ không chỉ còn là ý tưởng.

Nghệ thuật tranh đường phố, bích họa đã có mặt và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam từ khá lâu, nhưng những năm gần đây mới trở nên phổ biến hơn ở Hà Nội. Những bức họa đã góp phần điểm tô sự sinh động cho các bức tường, khu phố khắp Thủ đô.

Văn phòng thành ủy Hà Nội vừa phát đi thông báo kết luận của Ban Chỉ đạo Chương trình 04 của Thành ủy, đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành và một số cơ quan, đơn vị liên quan tập trung dành nguồn lực đầu tư, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu của Chương trình 04 nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Các tuyến phố Hà Nội những ngày này khoác lên mình màu áo mới, với rực rỡ màu sắc cờ Tổ quốc, băng rôn, pano, tranh cổ động, chào mừng kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.