Phát huy giá trị di tích Đình Nội Bình Đà

Đình Nội Bình Ðà ở xã Bình Minh (huyện Thanh Oai, Hà Nội) là một trong số ít di tích thờ Lạc Long Quân - Quốc tổ dân tộc Việt trên cả nước. Không chỉ có di sản vật thể gồm ngôi đền, lăng mộ Quốc tổ, mà nơi đây còn có cả hệ thống truyền thuyết, lễ hội gắn với truyền thuyết về Lạc Long Quân.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Đình Nội Bình Đà gắn liền với truyền thuyết thời dựng nước, 50 người con trai theo mẹ Âu Cơ lên miền núi rừng, 50 người con trai xuống biển cùng cha Lạc Long Quân. Đất Bình Đà bây giờ chính là nơi Lạc Long Quân lệnh cho các con dừng chân xây dựng cơ nghiệp. Khi Quốc Tổ về trời, ngài được các Vua Hùng và dân làng an táng tại gò Tam Thai thuộc đất Bảo Đà (Bình Đà ngày nay).

Để tri ân công đức của Quốc Tổ Lạc Long Quân, dân làng Bảo Đà đã lập đình Nội cùng bức đại tự “Vi Bách Việt Tổ” (Tổ Dân Bách Việt). Điều độc đáo và đáng quý là trong Đình Nội còn lưu giữ được nhiều cổ vật có giá trị. Nổi bật là bức phù điêu với nét chạm khắc tinh xảo vô cùng sống động trên nền gỗ được sơn son thiếp vàng còn nguyên giá trị, tương truyền đã có cách đây gần chục thế kỷ. Bức phù điêu tạc hình Quốc tổ Lạc Long Quân đội mũ bình thiên, mặc áo hoàng bào cùng các lạc hầu, lạc tướng Lạc Việt dự hội đua thuyền trên dòng Đỗ Động giang. Bức phù điêu đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2015.

Theo ông Nguyễn Đình Chinh, Thủ từ Đình (đền) Nội Bình Đà cho biết, bức phù điêu Quốc Tổ Lạc Long Quân miêu tả: Âu Cơ, Lạc Long Quân cùng đủ 100 người con. Đây là bức phù điêu Quốc Tổ độc nhất vô nhị.

Bức phù điêu Quốc Tổ độc nhất vô nhị ở Đình Nội Bình Đà

Gắn liền với di tích Đình Nội Bình Đà là Lễ hội Bình Đà được Nhà nước công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia đầu tiên của thành phố Hà Nội năm 2014. Đây là lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của người Việt nhằm ôn lại ký ức của buổi đầu khai sinh, lập địa, tưởng nhớ công ơn của Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân.

Trải qua nhiều thăng trầm, nhưng đến nay, lễ hội truyền thống Bình Đà vẫn được gìn giữ và trao truyền qua nhiều thế hệ với đầy đủ các lễ nghi nghiêm cẩn theo luật tục xưa. Năm nay, Lễ hội Bình Đà sẽ được tổ chức với quy mô cấp huyện trong 3 ngày, từ ngày 12/4 đến hết 14/4, tức từ mùng 4 đến hết 6/3 năm Giáp Thìn với nhiều nét mới.

Ông Lê Văn Ân, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thanh Oai cho biết, những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử của di tích Đình Nội Bình Đà luôn được huyện Thanh Oai quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng khuôn viên của di tích.

Tại Chương trình khai mạc lễ hội tổ chức vào tối 12/4, huyện Thanh Oai sẽ công bố tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội – Thanh Oai - Ứng Hòa – Mỹ Đức. Trong khuôn khổ lễ hội sẽ diễn ra nhiều triển lãm, hội chợ, giao lưu nghệ thuật và trò chơi dân gian, Liên hoan lân sư rồng huyện Thanh Oai mở rộng; hứa hẹn sẽ mang đến một mùa lễ hội hấp dẫn, an toàn, thu hút khách thập phương về chiêm bái và tham dự lễ hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Ban Quản lý Di tích nhà tù Hỏa Lò đã tổ chức chương trình giao lưu “Dấu ấn vượt thời gian”, nhân kỷ niệm 80 năm cuộc vượt ngục của các chiến sĩ cách mạng tại nhà tù Hỏa Lò (3/1945 - 3/2025).

Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận Ba Đình sáng 9/3 đã trang trọng tổ chức Lễ hội tưởng niệm ngày hóa Đức thánh Linh Lang Đại vương năm 2025 tại Di tích quốc gia đặc biệt đền Voi Phục.

UBND phường Việt Hưng (quận Long Biên) đã long trọng tổ chức lễ đón Bằng xếp hạng di tích cấp thành phố đền Kim Quan vào tối ngày 7/3. Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà dự sự kiện.

Lễ kỷ niệm 1985 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-2025) và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội đền Hai Bà Trưng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã được tổ chức vào sáng 5/3, tại cụm di tích đền - chùa - đình Hai Bà Trưng, quận Hai Bà Trưng.

Hà Nội hiện là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng di sản văn hóa với gần 6.000 di tích, ứng dụng công nghệ vào bảo tồn và quảng bá di sản, từ đó phát triển kinh tế số.

Mỗi năm, vào những ngày đầu xuân, Lễ hội chùa Thánh Chúa lại được tổ chức với quy mô lớn, thu hút đông đảo du khách và người dân địa phương đến tham gia.