Hà Nội tạo không gian sáng tác cho văn học nghệ thuật

15 năm qua, Hà Nội đã có thêm nhiều công trình quy mô lớn, tạo điều kiện, cảm hứng cho văn nghệ sĩ Thủ đô sáng tạo, đưa tác phẩm mới, giá trị đến công chúng.

Một sân khấu hoàn toàn mới, tái hiện các tác phẩm văn học danh tiếng từ đầu thế kỷ 20, là  một không gian nghệ thuật đầy thú vị cho trẻ em, thay vì chỉ ngồi tại lớp học nghe và viết. Đề án Đưa các  tác phẩm văn học trong sách giáo khoa lên sân khấu, được 15 nhà hát Hà Nội hưởng ứng, bắt tay dàn dựng.

Là nơi hội tụ tài năng, trí tuệ của văn nghệ sĩ cả nước, với hơn 4.000 hội viên sinh hoạt trong Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội, văn học nghệ thuật Thủ đô đã có những chuyển động, cống hiến cho đời sống. 15 năm qua, Hà Nội đã có thêm nhiều công trình quy mô lớn, tạo điều kiện, cảm hứng cho văn nghệ sĩ Thủ đô sáng tạo, đưa tác phẩm mới, giá trị đến công chúng. 

Sự sôi động trong nền văn học nghệ thuật Thủ đô chính là không tách rời dòng chảy văn học nghệ thuật Việt Nam. Nhiều khuynh hướng mới, như: Khuynh hướng cách tân,  khuynh hướng thị trường – khuyến khích giới trẻ trẻ thể nghiệm. 

Được UNESCO chọn là thành phố sáng tạo, Hà Nội ngày càng ghi dấu ấn với du khách bởi các di sản được thức tỉnh, đầy sức hấp dẫn. Thủ đô của chúng ta cũng có 03 di sản được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại, luôn được ưu tiên hàng đầu, bảo tồn, nghiên cứu, phát huy giá trị.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội Mỹ thuật TP.HCM đã tổ chức buổi triển lãm tranh của nhóm họa sĩ Ngẫu hứng Sài Gòn, mang đến cho công chúng những hình ảnh đa sắc màu về con người và cuộc sống qua góc nhìn mới mẻ của những người từng tham gia kháng chiến.

Tiếp nối thành công của triển lãm "Showcasing Vietnam Art" tại Kuwait, nơi Ngô Đức Hoàng giới thiệu vẻ đẹp của Việt Nam ra bạn bè quốc tế, "Hồn dó" tiếp tục khai thác chất liệu giấy dó truyền thống để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.

Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.

Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.