Hai người Nhật Bản tử vong khi dùng thực phẩm chức năng
Ba nhãn hiệu bị thu hồi là "beni koji choleste help" và hai loại thực phẩm bổ sung có tên tương tự, chứa một thành phần gọi là gạo men đỏ, hay còn gọi là "beni koji". Được làm bằng cách lên men gạo, sản phẩm này được cho là làm giảm mức cholesterol xấu.
Ông Yoshimasa Hayashi, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, cho biết: "chúng tôi đã được biết về một trường hợp tử vong khác liên quan đến các sản phẩm có chứa beni koji do hãng dược phẩm Kobayashi sản xuất, nâng số người tử vong lên hai người, cũng như 106 ca nhập viện liên quan".
Một trường hợp tử vong được cho là thường xuyên mua "beni-koji" và chết vì bệnh thận. Khách hàng này đã mua 35 túi thực phẩm chức năng của Kobayashi liên tục trong 3 năm (từ tháng 4/2021 đến tháng 2/2024). Trường hợp tử vong thứ hai đã được báo cáo cho Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sau buổi điều trần với công ty.
Số người nhập viện sau khi dùng thực phẩm bổ sung đã tăng lên 106 người và chính phủ cho biết họ sẽ tiến hành kiểm tra khẩn cấp một danh mục bao gồm khoảng 6.000 sản phẩm để điều tra nguyên nhân và ngăn chặn thiệt hại liên quan đến sức khỏe.
Công ty Kobayashi cung cấp gạo men đỏ cho khoảng 50 công ty khác ở Nhật Bản và hai công ty ở Đài Loan, Trung Quốc. Quá trình lên men có thể tạo ra một loại độc tố gọi là citrinin, có thể gây hại cho thận. Tuy nhiên, công ty cho biết phân tích của họ không phát hiện ra citrinin.
100% trạm y tế ở 10 tỉnh vùng cao, miền núi, khó khăn sẽ được triển khai khám, chữa bệnh từ xa thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.
0