Hàn Quốc sắp thí điểm tiền kỹ thuật số

Ngân hàng trung ương Hàn Quốc sẽ triển khai chương trình thí điểm thử nghiệm tiền kỹ thuật số trong các giao dịch thực tế từ tháng 4 đến tháng 6 tới.

Chương trình có tên là dự án Hangang với sự tham gia của 100.000 người. Những người này có thể chuyển đổi tiền gửi ngân hàng của mình thành mã thông báo kỹ thuật số. Người tham gia thí điểm sẽ thanh toán bằng cách quét mã QR, tương tự như các nền tảng thanh toán di động hiện có.

Nhưng thay vì rút tiền từ số dư ngân hàng truyền thống, các khoản thanh toán sẽ được xử lý thông qua token tiền gửi - một loại tiền kỹ thuật số dựa trên chương trình thí điểm thử nghiệm tiền kỹ thuật số do Ngân hàng trung ương Hàn Quốc phát hành.

Token tiền gửi được chuyển đổi từ tiền mặt trong tài khoản ngân hàng của người dùng, tương tự như thẻ ghi nợ khấu trừ tiền trực tiếp từ tài khoản.

Chương trình thử nghiệm kéo dài ba tháng này nhằm mục đích đánh giá tính khả thi của một loại tiền kỹ thuật số được Ngân hàng trung ương Hàn Quốc hỗ trợ. 7 tổ chức tài chính của Hàn Quốc tham gia dự án này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chứng khoán Mỹ và châu Á vào phiên 25/4 tăng điểm nhờ lực đẩy từ phố Wall và kỳ vọng về tiến triển trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và một số đối tác kinh tế quan trọng.

Giá vàng trong nước hạ nhiệt chậm, đẩy chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới lên tới 17,7 triệu đồng/lượng.

Chính phủ Nhật Bản mới đây đã công bố một gói các biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm ứng phó những tác động tiêu cực từ chính sách thuế quan cao hơn của Mỹ.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2024, quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam đạt khoảng 22 tỷ USD, tăng trưởng hơn 25%; tỷ trọng thương mại điện tử chiếm trên 9% tổng doanh thu bán lẻ.

Thương hiệu vàng miếng SJC trong nước sáng 26/4 không có biến động, trong khi đó vàng nhẫn tiếp tục tăng thêm 500.000 đồng theo đà tăng của giá vàng thế giới.

Giá trị gia tăng của chuỗi cung ứng nằm ở nghiên cứu phát triển và phân phối, trong khi Việt Nam nằm ở vùng “trũng” là sản xuất. Do vậy, các chuyên gia cho rằng, chỉ khi chúng ta có những doanh nghiệp đầu chuỗi với sản phẩm thực sự thiết kế ở Việt Nam (Make in Việt Nam) mới có thể vững vàng trước chiến tranh thương mại.