Hơn 85% người dân dùng hàng Việt

Theo thống kê, sau gần 15 năm thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", tỷ lệ người dân dùng hàng Việt đã tăng mạnh từ mức 73% lên hơn 85%.

Đến nay, hàng Việt đã chiếm tỷ lệ cao (trên 90%) trong các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước, tại các hệ thống siêu thị nước ngoài ở Việt Nam chiếm từ 60% đến 96%. Đối với kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt tại chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm từ 60% trở lên.

Nhiều năm trở lại đây, người tiêu dùng Việt đã thay đổi phong cách mua sắm, không còn tâm lý sính hàng ngoại khi hàng Việt ngày càng có chất lượng, giá cả ổn định, mẫu mã phong phú, đa dạng. Nắm bắt thị hiếu người dùng, doanh nghiệp này đã liên tục ra mắt các dòng sản phẩm mới với tiêu chí chất lượng tốt nhất, giá thành hợp lý, và phù hợp với đặc trưng riêng của người Việt với mục đích chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng mẹ và bé trong nước.

Ông Phùng Văn Tuệ - Giám đốc Công ty cổ phần Tre Việt chia sẻ: "Trong những năm gần đây, người tiêu dùng Việt Nam đã có sự lựa chọn thông minh và ưu tiên các sản phẩm ở Việt Nam, đặc biệt là thương hiệu Việt Nam. Do vậy, chúng tôi đã có những định hướng chiến lược từ ban đầu về sản phẩm là xây dựng thương hiệu Việt Nam chất lượng cao theo hướng là các sản phẩm thân thiện với môi trường."

Triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới, Bộ Công Thương ban hành kế hoạch tăng cường triển khai thực hiện chương trình hành động của Bộ Công Thương hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Người Việt Nam dành nhiều niềm tin hơn cho hàng Việt Nam. Ảnh: BNEWS.

Tại các địa phương, sự ra đời của điểm bán hàng Việt Nam đã góp phần khắc phục được tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng trà trộn bày bán trên thị trường nhất là ở các khu vực nông thôn.

Ông Hoàng Minh Chiến - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương cho hay: "Hướng tới việc xây dựng các thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp mạnh của quốc gia Việt Nam. Từ đó mới quảng bá ra thế giới, rằng Việt Nam chúng ta có những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ uy tín, chất lượng để mà từ đó nâng tầm lên giá trị thương hiệu Việt Nam."

Theo các chuyên gia, việc phát triển mạnh mẽ thị trường tiêu dùng nội địa sẽ góp phần bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu, góp phần ổn định giá cả hàng hóa. Việc người Việt tin dùng hàng Việt cũng mang đến nhiều lợi ích lớn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, tạo công ăn việc làm, mang lại thu nhập cho nhiều người Việt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 22/10, Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 22/10 đến ngày 25/10, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Chiều 22/10, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật đã có cuộc điện đàm trực tuyến với Phó Thủ tướng Dmitry Nikolayevich Chernyshenko, Chủ tịch Phân ban Nga.

Dự thảo luật Dữ liệu đề xuất lập Trung tâm dữ liệu quốc gia, dự kiến là một đơn vị mới trực thuộc Bộ Công an.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội đã nghe báo cáo và báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện ngân sách năm 2024, dự toán ngân sách và kế hoạch tài chính năm 2025; nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và thảo luận ở hội trường về dự thảo luật này vào sáng nay (22/10).

Sáng 22/10, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 34 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng"; đồng thời biểu dương "Người tốt, việc tốt" và tổng kết Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt năm 2024.

Chính phủ kiến nghị chưa tăng lương hưu, công chức, trợ cấp xã hội năm 2025 và sẽ xử lý bất hợp lý của một số ngành như y tế, giáo dục.