Huyện Phúc Thọ xây dựng 6 cụm công nghiệp

Phát huy thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, Phúc Thọ tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đồng thời, huyện đã và đang xây dựng 6 cụm công nghiệp trên địa bàn.

Khởi công từ ngày 19/1, Cụm công nghiệp Liên Hiệp (giai đoạn II) có diện tích đã cơ bản hoàn thành việc san lấp mặt bằng. Hạ tầng kỹ thuật cũng đang được hoàn thiện để chuẩn bị thu hút nhà đầu tư thứ phát. Quá trình triển khai dự án, chủ đầu tư luôn nhận được sự quan tâm, tháo gỡ khó khăn của thành phố.

Ông Nguyễn Duy Hồng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Dương cho biết: "Sau khi Luật Đất đai mới có hiệu lực, Ủy ban nhân dân thành phố đã tháo gỡ cho doanh nghiệp từ thuê đất hàng năm, sang trả tiền đất một lần. Tôi nghĩ đó là cái cơ bản nhất để cho các doanh nghiệp, nhất là các nhà đầu tư thứ phát sử dụng nguồn lực đất đai làm đòn bẩy tài chính."

Cụm công nghiệp Liên Hiệp (giai đoạn II) hoàn thành sẽ đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất của các hộ dân làng nghề và doanh nghiệp trên địa bàn. Như Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam, để đáp ứng yêu cầu gia công mảng kim loại tấm, đơn vị hiện đang phải sản xuất tại 3 cơ sở.

Cụm công nghiệp Liên Hiệp (giai đoạn 2). Ảnh: Báo Kinh tế đô thị

Ông Lê Hiền Chính - Giám đốc Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam cho hay: "Chúng tôi rất mong muốn lãnh đạo tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phúc Thọ được tiếp cận một cách dễ dàng về mặt bằng sản xuất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chúng tôi vào các khu, cụm công nghiệp để sản xuất một cách bài bản, hướng tới phát triển hơn nữa."

Phúc Thọ xác định sẽ dành phần lớn diện tích đất tại các cụm công nghiệp cho các hộ sản xuất tại làng nghề. Huyện cũng chỉ đạo các ngành chức năng và chính quyền cơ sở giám sát chặt chẽ, đảm bảo các cụm công nghiệp xây dựng theo quy hoạch và đúng thiết kế được phê duyệt.

Phúc Thọ hiện có 8 làng nghề quy mô lớn. Với 345 doanh nghiệp đang hoạt động, năm 2023, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng của huyện tăng 12,85%, tương ứng giá trị sản xuất 8.230 tỷ đồng. Việc sớm hoàn thiện các cụm công nghiệp sẽ thúc đẩy sản xuất trên địa bàn phát triển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Những cuộc đấu giá đất được tổ chức vừa qua tiếp tục ghi nhận mức trúng rất cao so với mặt bằng khu vực. Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ ra tình trạng trả giá cao nhằm mục đích lướt sóng sau đó là bỏ cọc gây ra dư luận không tốt tại một số địa phương.

Một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến đóng góp trên nghị trường Quốc hội là dự thảo của Chính phủ về “Nghị quyết thí điểm mở rộng đất cho dự án nhà ở thương mại” nhằm tăng nguồn cung và tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhà ở hiện nay.

Thị trường bất động sản cuối năm đón dòng tiền đổ về mạnh mẽ, trong đó khu vực nhiều tiềm năng tăng trưởng với mặt bằng giá hợp lý như Hà Nam được giới đầu tư đánh giá là "toạ độ vàng".

Sự lên ngôi của thương mại điện tử đã khiến cho nhiều nơi vốn được xem là “địa điểm vàng trong kinh doanh” trở nên ế ẩm. Nhiều tuyến phố trước buôn bán sầm uất ở Hà Nội nay dày đặc biển quảng cáo cho thuê cửa hàng.

Lành mạnh hoạt động đấu giá không chỉ mang lại nguồn thu cho Nhà nước mà xa hơn chính là chống đầu cơ, thổi giá, minh bạch thị trường đem lại niềm tin cho người dân.

Liên quan đến giá đất thương mại, theo nhiều doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn Luật đất đai đã xác định giá đất bằng cách sử dụng giá đất ở cùng khu vực, vị trí nhân với 70-80%. Điều này dẫn đến giá đất thương mại có mức cao, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp.