Khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024

Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Hà Nội - Tinh hoa Áo dài" đã khai mạc tối 4/10, nhằm tôn vinh và bảo tồn nét đẹp văn hóa của tà áo dài truyền thống Việt Nam, biến áo dài thành sản phẩm quà tặng lưu niệm ấn tượng cho du khách quốc tế.

Dự Lễ khai mạc có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thị Thu Hà.

Phát biểu tại Lễ khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thị Thu Hà nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của lễ hội trong những ngày hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô; khẳng định Hà Nội sẽ tập trung bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, cũng như các di tích và công trình kiến trúc có giá trị, đồng thời phát triển các sản phẩm văn hóa, du lịch có thương hiệu quốc tế, kết hợp hài hòa giữa việc gìn giữ bản sắc văn hóa và phát triển kinh tế Thủ đô.

Trong không gian lễ hội, nhiều hoạt cảnh, bài múa và tiết mục trình diễn thời trang đã tái hiện Hà Nội - Thủ đô anh hùng, kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu, đang không ngừng đổi mới và phát triển. 

Trong ngày mai (5/10), ngày thứ hai diễn ra lễ hội, người dân Thủ đô và du khách sẽ được đắm mình trong không gian áo dài với các hoạt động như carnival áo dài, đêm hội trình diễn áo dài tại Quảng trường Đoan Môn, Hoàng Thành Thăng Long, trải nghiệm ẩm thực và tham quan các làng nghề truyền thống.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong thời đại 4.0, công nghệ không chỉ thay đổi cách chúng ta sống, làm việc mà còn mở ra một cánh cửa hoàn toàn mới để kết nối với quá khứ.

Sáng 26/12, Bộ Quốc phòng đã bàn giao toàn bộ diện tích cơ sở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam – trụ sở cũ tại 28A Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, cho Trung tâm Bảo tồn di sản Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.

Chương trình giới thiệu và trưng bày di sản văn hóa phi vật thể "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" và "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" sẽ diễn ra từ ngày 27-29/12 tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật, số 22 Hàng Buồm, Hà Nội.

Phở, từ khi được bán tại những gánh hàng rong giản dị đã trở thành một phần văn hóa Việt. Câu chuyện về phở đã được làm sống động bởi những nghệ nhân phở gia truyền, những người gìn giữ và phát huy giá trị ẩm thực độc đáo của phở qua nhiều thế hệ.

Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) vừa ra thông cáo bác bỏ tin đồn "Vịnh Hạ Long bị loại khỏi danh sách Di sản thế giới".

Tại Di tích quốc gia đặc biệt dền - chùa - đình Hai Bà Trưng, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng tổ chức chương trình tọa đàm "Nâng cao vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể Lễ hội đền Đồng Nhân, phường Đồng Nhân và phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội".