Khi đàn ông chọn làm nội trợ
Thuần thục trong việc lựa chọn thực phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của gia đình; sáng tạo những món ăn theo cách riêng của mình, đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của anh Đào Tuấn Long (khu Ngoại giao Đoàn, Hà Nội).
Từ khi dịch Covid-19 nổ ra, công việc bị ảnh hưởng, phần lớn thời gian anh Long đều ở nhà. Từ đây, các công việc nội trợ cũng do anh đảm nhận, rồi dần dần anh cảm thấy sự thú vị trong công việc này.
Hiện tại, dù công việc đã ổn định trở lại, nhưng với anh Long, việc người đàn ông đi chợ, nấu cơm là điều hết sức bình thường và trở thành thói quen trong gia đình anh.
Còn với gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn (phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm), hai vợ chồng đều đang quản lý một cơ sở giáo dục. Công việc bận rộn, nhưng khi về đến nhà, anh Tuấn vẫn dành phần lớn thời gian để chăm sóc con cái, nhà cửa. Việc cùng nhau gánh vác, san sẻ công việc nhà giúp vợ chồng anh duy trì công việc kinh doanh mà vẫn có thời gian chăm sóc gia đình, con cái.
Giá trị của người chồng trong xã hội ngày nay không chỉ được ghi nhận khi có địa vị cao, làm ra nhiều tiền. Mà khi người đàn ông sẵn sàng dành thời gian chăm con, bếp núc, cho thấy thái độ coi trọng gia đình, bỏ đi cái tôi, biết lắng nghe, chia sẻ và quan tâm.
Đàn ông một số quốc gia châu Á rất giỏi nội trợ
Đàn ông ở nhà làm nội trợ đã không còn là chuyện cá biệt. Thậm chí đây còn là xu hướng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt ở các quốc gia châu Á, những nơi mà từ lâu vẫn mặc định nội trợ là công việc chỉ dành cho phụ nữ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…
Theo Cục Thống kê Hàn Quốc, 160.000 đàn ông Hàn Quốc làm nội trợ vào năm 2016. Cũng trong năm 2016, số nam giới chăm sóc con cái đã tăng 50% so với cùng kỳ năm trước và tăng đều đặn qua từng năm.
Một dữ liệu được công bố ngày 21/2 của Tổ chức Thống kê Hàn Quốc cho thấy, năm 2023, có tới 16.000 nam giới Hàn Quốc không muốn đi làm và cũng không tìm việc làm để có thể dành toàn thời gian cho việc nuôi dạy con cái. Đây là mức cao nhất kể từ năm 1999.
Số lượng nam giới nước này ở nhà nội trợ tăng đều đặn, từ 6.000 người vào năm 2013 lên 9.000 vào năm 2019 và đạt 13.000 vào năm 2021. Mức tăng được đánh giá là xuất phát từ việc chính phủ nước này mở rộng chính sách cho vợ chồng nghỉ khi sinh con và nam giới ngày càng nhận thức được việc chăm sóc con cái là quan trọng.
Số lượng đàn ông nội trợ theo nhóm tuổi 40 là khoảng 8.400 người; tiếp theo là nhóm tuổi 30 với 4.600 người.
Khi số đàn ông nội trợ tăng thì số lượng phụ nữ Hàn Quốc không đi làm giảm đi. Năm 2023, có 840.000 phụ nữ Hàn Quốc ở nhà chăm con, giảm 14,7% so với năm 2022 và con số vẫn tiếp tục giảm đi khi nhiều phụ nữ muốn làm việc sau khi sinh con.
Còn tại Nhật Bản, hình ảnh những người chồng, người cha làm nội trợ, chăm sóc con cái đang được Chính phủ Nhật Bản quảng bá rộng rãi và trở nên phổ biến trong xã hội.
Chính phủ Nhật Bản đang thực hiện một chiến dịch giúp “lăng xê” hình ảnh những đức lang quân nội trợ, chăm con. Những tờ báo, tạp chí thời trang hoặc truyện tranh Nhật Bản đều mô tả một kiểu “siêu anh hùng” mới.
Nhật Bản là một đất nước đã từng nặng nề tư tưởng phụ nữ phải ở nhà chăm con, đàn ông phải đi làm kiếm tiền. Đến nay, rất nhiều người đàn ông Nhật đã lựa chọn trở thành người chồng ở nhà nội trợ và nuôi dạy con cái, nhưng không vì thế họ trở nên phụ thuộc vào vợ hay tự ti, mất đi cảm giác là một người chủ gia đình.
Vào những năm 2000, Nhật Bản đã phải chứng kiến sự tụt hậu với thế giới về số lao động nữ, nhưng năm ngoái tỉ lệ phụ nữ đi làm tại Nhật đã vượt qua Mỹ và chạm mốc 76,3%. Điều này cho thấy trong những năm gần đây, số lượng đàn ông Nhật Bản san sẻ việc nhà cũng như việc chăm sóc con cái với vợ mình ngày càng gia tăng.
Ngày 13/3, chính phủ nước này cũng đã thông qua đạo luật yêu cầu nhiều công ty công bố thông tin về việc sử dụng thời gian nghỉ thai sản cùng với các biện pháp khác để khuyến khích các ông bố đóng góp nhiều hơn vào việc nhà. Chính phủ Nhật đặt mục tiêu tăng tỷ lệ nam giới nghỉ chăm con lên 50% vào năm 2025 và 85% vào năm 2030.
Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam phát động cuộc thi sáng tác bài hát về phòng, chống tác hại của thuốc lá, nhằm kêu gọi mọi người không hút thuốc, bỏ thuốc để cùng nhau xây dựng môi trường sống trong lành không khói thuốc lá.
Thời gian qua, những chiếc xe đạp ít nhiều đã giúp người dân, khách du lịch có thêm lựa chọn sử dụng phương tiện công cộng, từ đó dần thay đổi thói quen đi lại, góp phần bảo vệ môi trường.
Còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Ất Tỵ, nhưng sắc đỏ của hoa đào, vàng xanh của cây quất đã bắt đầu xuất hiện tại một số khu chợ của Thủ đô, tạo nên không khí Tết sớm.
Về thời tiết dịp Giáng sinh, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo Hà Nội và các tỉnh, thành phố miền Bắc phổ biến không mưa, sương mù nhẹ, rét đậm, có nơi rét hại về đêm và sáng, nắng nhẹ về trưa và chiều.
Sau khi kiểm tra hiện trường vụ phóng hỏa làm 11 người tử vong ở đường Phạm Văn Đồng, Bộ Xây dựng đã có văn bản hỏa tốc yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố siết quản lý trật tự xây dựng và an toàn PCCC cho nhà ở riêng lẻ, nhiều tầng và căn hộ.
Ngày mai 22/12, tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên của TP.HCM chính thức hoạt động và người dân TP.HCM đang háo hức chờ đón để được trải nghiệm.
0