Không xem nhẹ dịch sốt xuất huyết

Thời tiết mưa nắng thất thường đã tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh sốt xuất huyết gia tăng. Cơ quan chuyên môn CDC Hà Nội liên tục cảnh báo bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua trung gian là muỗi vằn chỉ sống ở những nơi nước đọng.

Bà Đỗ Thị Nhã (xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ) vừa bị mắc sốt xuất huyết. Cả gia đình bà đều biết nguyên nhân lây truyền sốt xuất huyết là do muỗi vằn truyền bệnh. Thế nhưng bể nước mưa ngay trong sân nhà bà lại không đậy kín và không thả cá để diệt bọ gậy.

Bà Đỗ Thị Nhã kể: “Tôi cảm thấy người mệt mỏi. Bể nước mưa tôi cũng đã thả cá rồi nhưng ban kiểm tra về thì lại không thấy cá nữa. Hiện nay, tôi lại tiếp tục mua cá về bỏ vào bể nước mưa gia đình để diệt bớt bọ gậy".

Bể nước mưa ngay trong sân nhà bà Nhã không đậy kín và không có cá để diệt bọ gậy.

Từ đầu năm đến nay, Khoa truyền nhiễm của Bệnh viện đa khoa Đống Đa đã điều trị cho trên 100 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, riêng trong tháng 7 là 55 ca bệnh.

Theo các bác sĩ của bệnh viện thì dịch bệnh sốt xuất huyết sẽ gia tăng mạnh từ tháng 9 đến tháng 11 trong năm.

Khoa truyền nhiễm của Bệnh viện đa khoa Đống Đa đã điều trị cho trên 100 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết

Thạc sĩ, bác sĩ CKII Dương Quốc Bảo, Phó trưởng Khoa truyền nhiễm – Bệnh viện đa khoa Đống Đa, cho hay: “Sốt xuất huyết có bốn tuýp, tuy nhiên mỗi năm đều có sự lưu hành của nhiều tuýp khác nhau. Năm nay có thể xuất hiện tuýp 1, 2 và 3.

Đối với người có biểu hiện như sốt, đau đầu, mệt mỏi mà nghi sốt xuất huyết thì bệnh nhân nên đi khám tại các cơ sở y tế nhằm chuẩn đoán sớm bệnh sốt xuất huyết, tránh điều trị tại nhà xảy ra các biến chứng nguy hiểm".

Toàn thành phố cần chủ động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết ngay từ cộng đồng.

Tuần qua, toàn thành phố đã ghi nhận 125 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, tăng 7 trường hợp so với tuần trước. 7 tháng đầu năm, Hà Nội đã ghi nhận trên 1.400 ca bệnh sốt xuất huyết.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, đã sơ duyệt vaccine của hãng dược phẩm Đan Mạch Bavarian Nordic là vaccine đầu tiên phòng bệnh đậu mùa khỉ.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam 1 triệu viên khử khuẩn nước Aquatabs và 500 túi đựng nước nhằm bảo vệ sức khoẻ của hàng trăm nghìn người dân trên khắp các tỉnh của miền Bắc Việt Nam sau sự tàn phá nặng nề mà bão Yagi gây ra.

Bộ Y tế vừa ban hành văn bản số 5400 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường sau mưa lũ và ngập lụt.

Sở Y tế Hà Nội vừa yêu cầu các đơn vị trực thuộc tiếp tục tham gia công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn; tổ chức cứu chữa miễn phí cho người bị thương.

Năm năm gần đây, xu hướng trẻ hóa bệnh nhân suy thận là vấn đề cần lưu tâm. Theo các bác sĩ, lối sống là một trong những nguyên nhân khiến gia tăng tình trạng suy thận ở người trẻ.

Trong những ngày mưa lũ, để bệnh nhân an tâm điều trị, Bệnh viện K tăng thêm giường lưu trú miễn phí cho người bệnh. Những người bệnh có hoàn cảnh có khăn được nhận suất ăn miễn phí hàng ngày.