Lan tỏa tình yêu di sản qua hội họa
Cuộc thi đã thu hút 839 tác phẩm của gần 500 tác giả gửi đến tham dự. Các tác phẩm đã phản ánh những nét hay, nét đẹp, nét độc đáo trong kho tàng di sản văn hóa phong phú, đa dạng của đất nước. Bức tranh "Lễ hội Kh'mer ở Cà Mau" được tác giả Lại Lâm Tùng chuẩn bị tư liệu, ghi chép trong thời gian dài và được vẽ trong vòng 8 tháng. Những nét đặc trưng trong văn hóa Khmer được thể hiện vô cùng chi tiết.
Bắt nguồn từ cảm xúc về ấn vàng Hoàng đế chi bảo, tác giả Nguyễn Tiến Việt đã thể hiện những dấu ấn của vương triều Nguyễn. Gam màu với hòa sắc nhẹ nhàng, tươi sáng, những đường nét kiến trúc cung đình gợi về một kinh thành Huế rất trữ tình.
Được thực hiện hoàn toàn từ nguồn kinh phí xã hội hoá, cuộc thi là sân chơi rộng rãi, bổ ích, bình đẳng dành cho những người yêu di sản văn hoá, yêu hội hoạ trong cả nước, khuyến khích các hoạ sĩ trẻ, sinh viên các trường mỹ thuật, trường văn hoá nghệ thuật trong nước và cả sinh viên, học sinh Việt Nam ở nước ngoài tham dự.
Thành công của cuộc thi không chỉ ở những con số, mà quan trọng hơn, còn là sự lan tỏa tình yêu, sự tự hào của thế hệ trẻ về di sản văn hóa của đất nước. 100 tác phẩm tiêu biểu của cuộc thi đang được trưng bày tại tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Trong năm 2024, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao được tổ chức sâu rộng trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội. Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên của Việt Nam chính thức tham gia mạng lưới các “Thành phố sáng tạo” của UNESCO - một động lực quan trọng cho đổi mới sáng tạo, xây dựng thành phố thông minh, năng động và bền vững, nâng cao vị thế, tạo dựng hình ảnh hấp dẫn mới cho Thủ đô.
Tại buổi họp báo thường kỳ quý IV năm 2024 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vào chiều 31/12 tại Hà Nội, Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ cho biết Bộ sẽ nghiên cứu thành công của hai concert “Anh trai say hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” để có những giải pháp thích hợp nhằm phát triển công nghiệp văn hoá trong thời gian tới.
Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, trong đó có điều khoản quy định: “Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam”. Việc đặt văn hóa vào vị trí xứng đáng trong công cuộc xây dựng và phát triển, Luật Thủ đô 2024 đã tạo hành lang pháp lý, để Hà Nội "cất cánh", trở thành “ngọn hải đăng” của cả nước trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.
Từ ngày 31/12/2024 đến hết 1/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”, giới thiệu những nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán đầu xuân đặc trưng của các dân tộc.
Trong nhịp sống hối hả của đô thị hiện đại, những lễ hội và hoạt động giải trí đã trở thành điểm nhấn không thể thiếu, tạo nên những bản sắc và nguồn năng lượng mới mẻ cho thành phố màu sắc này.
UBND huyện Vĩnh Bảo (thành phố Hải Phòng) vừa trang trọng tổ chức Lễ hội đền Trạng Trình, kỷ niệm 439 năm ngày mất Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm.
0