Mỹ rút khỏi cuộc điều tra quốc tế về Nga tại Ukraine

Bộ Tư pháp Mỹ thông báo sẽ rút khỏi Trung tâm Quốc tế Truy tố Tội xâm lược Ukraine (ICPA), một cơ quan điều tra do Liên minh châu Âu hậu thuẫn, chuyên xem xét các cáo buộc chống lại Nga, Belarus, Triều Tiên và Iran.

Theo báo chí Mỹ, quyết định này đã được Washington thông báo trước với các đối tác châu Âu. Chính quyền Mỹ viện dẫn lý do cắt giảm chi tiêu chính phủ, đồng thời chấm dứt khoản hỗ trợ 1 triệu USD cho các nhà điều tra châu Âu. Ngoài ra, Bộ Tư pháp Mỹ cũng thu hẹp quy mô hoạt động của nhóm WarCAT, vốn được thành lập để hỗ trợ Ukraine trong việc truy tố tội ác chiến tranh.

Cùng với đó, Mỹ đã ngừng tài trợ cho một dự án điều tra cáo buộc Nga bắt cóc trẻ em Ukraine. Trong khi đó, Nga bác bỏ các cáo buộc của phương Tây, khẳng định việc đưa trẻ em Ukraine sang Nga là biện pháp nhân đạo nhằm bảo vệ các em khỏi chiến sự.

Giới quan sát nhận định, động thái này phản ánh sự thay đổi trong chính sách của Washington đối với cuộc xung đột Ukraine. Ông Trump, người đang tìm cách cải thiện quan hệ với Moscow, dự kiến sẽ có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 18/3 nhằm thảo luận về giải pháp hòa bình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và Đặc phái viên Steve Witkoff đã tham gia cuộc hội đàm cấp cao với các quan chức Ukraine và châu Âu tại Thủ đô Paris, Pháp, thảo luận về những nỗ lực tìm kiếm hòa bình trong cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraine.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 17/4 cho biết, Ukraine và Mỹ có thể ký một thỏa thuận khoáng sản vào tuần tới.

Lực lượng Hamas vừa tuyên bố bác bỏ đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel, khẳng định chỉ chấp nhận một thỏa thuận toàn diện bao gồm chấm dứt chiến sự, trao đổi tù nhân và tái thiết Gaza.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm 17/4 đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio, tập trung vào tình hình Ukraine và các nỗ lực ngoại giao đang diễn ra tại châu Âu.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 17/4 cho biết Trung Quốc đã chủ động liên lạc để nối lại các cuộc đàm phán thương mại sau khi Washington áp mức thuế nhập khẩu lên tới 145% đối với hàng hóa từ Trung Quốc.

5 năm sau đại dịch bệnh Covid-19 và qua quá trình đàm phán kéo dài 3 năm, dự thảo hiệp ước về phòng chống và ứng phó đại dịch bệnh đã được các nhà thương thảo của 194 quốc gia thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhất trí với nhau.