Nga phản đối lực lượng gìn giữ hòa bình NATO tại Ukraine
Đây là lời cảnh báo của Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev. Theo đó, ông Medvedev chỉ trích đề xuất của Anh và Pháp về việc NATO điều quân đội tới Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng lập luận tương tự rằng, việc triển khai binh sĩ NATO tới Ukraine, ngay cả dưới danh nghĩa là lực lượng gìn giữ hòa bình, cũng tương đương với sự tham gia trực tiếp, chính thức của các nước NATO vào cuộc chiến chống lại Nga.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko đề xuất giải pháp khả thi là cử phái đoàn quan sát viên không vũ trang hoặc một nhóm giám sát dân sự để giám sát thỏa thuận hòa bình tiềm năng. Ông Grushko nhấn mạnh điều này “có thể đảm bảo tuân thủ các điều khoản cụ thể và đóng vai trò là một phần trong cơ chế bảo đảm rộng hơn”.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Grushko tuyên bố trong bất kỳ thỏa thuận nào nhằm giải quyết xung đột với Ukraine, Moscow đều sẽ yêu cầu NATO cam kết không kết nạp Ukraine làm thành viên và Kiev phải duy trì vị thế trung lập.
Ông Grushko nhấn mạnh, chỉ những điều kiện này mới có thể giúp đạt được hòa bình lâu dài tại Ukraine, cũng như củng cố an ninh nói chung tại khu vực.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến cấp cao ở London cuối tuần qua, Thủ tướng Anh Keir Starmer đã trình bày kế hoạch đưa 10.000 quân gìn giữ hòa bình đến Ukraine, trong trường hợp đạt được thỏa thuận hòa bình với Nga. Lực lượng này chủ yếu do Anh và Pháp cung cấp. 35 quốc gia đã đồng ý cung cấp vũ khí, hậu cần và tình báo cho lực lượng gìn giữ hòa bình này.


Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và Đặc phái viên Steve Witkoff đã tham gia cuộc hội đàm cấp cao với các quan chức Ukraine và châu Âu tại Thủ đô Paris, Pháp, thảo luận về những nỗ lực tìm kiếm hòa bình trong cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraine.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 17/4 cho biết, Ukraine và Mỹ có thể ký một thỏa thuận khoáng sản vào tuần tới.
Lực lượng Hamas vừa tuyên bố bác bỏ đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel, khẳng định chỉ chấp nhận một thỏa thuận toàn diện bao gồm chấm dứt chiến sự, trao đổi tù nhân và tái thiết Gaza.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm 17/4 đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio, tập trung vào tình hình Ukraine và các nỗ lực ngoại giao đang diễn ra tại châu Âu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 17/4 cho biết Trung Quốc đã chủ động liên lạc để nối lại các cuộc đàm phán thương mại sau khi Washington áp mức thuế nhập khẩu lên tới 145% đối với hàng hóa từ Trung Quốc.
5 năm sau đại dịch bệnh Covid-19 và qua quá trình đàm phán kéo dài 3 năm, dự thảo hiệp ước về phòng chống và ứng phó đại dịch bệnh đã được các nhà thương thảo của 194 quốc gia thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhất trí với nhau.
0