Nga: Thế giới thiếu cơ chế kiểm soát vũ khí
Ông cho biết Nga sẽ phát triển quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Triều Tiên và Venezuela để đáp trả. Theo Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov, không thể quay trở lại mức độ tin tưởng tối thiểu do các tiêu chuẩn kép của phương Tây. Nếu không có sự tin tưởng, không thể tạo ra một cơ chế hiệu quả để kiểm soát.
Nga và Mỹ, hai cường quốc hạt nhân lớn nhất, đều bày tỏ sự tiếc nuối về sự tan rã của các hiệp ước kiểm soát vũ khí nhằm làm chậm cuộc chạy đua vũ trang và giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Mỹ đổ lỗi cho Nga về sự sụp đổ của các thỏa thuận như Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo năm 1972 và Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) năm 1987.
Washington chính thức rút khỏi Hiệp ước INF vào năm 2019 với lý do Nga vi phạm, nhưng Moscow đã phủ nhận điều này. Mỹ đã rút khỏi hiệp ước ABM vào năm 2002.
Tổng thống Vladimir Putin vào năm 2023 đã đình chỉ sự tham gia của Nga vào Hiệp ước New START hạn chế vũ khí hạt nhân chiến lược của cả hai bên, đổ lỗi cho sự hỗ trợ của Mỹ đối với Ukraine. Tuy nhiên, Moscow vẫn tuân thủ các giới hạn về đầu đạn, tên lửa và máy bay ném bom theo thỏa thuận.
Ông Gerasimov cho biết việc triển khai tên lửa của Mỹ ở châu Âu và châu Á đang thúc đẩy "một cuộc chạy đua vũ trang tấn công chiến lược". Việc Mỹ tăng cường lực lượng tại Philippines là mối quan tâm đặc biệt của Nga. Ông cho biết Nga đã chứng kiến hoạt động gia tăng của liên minh quân sự NATO do Mỹ lãnh đạo gần biên giới Nga. Sau khi Ukraine tấn công lãnh thổ Nga vào tháng trước bằng tên lửa tầm xa do Mỹ cung cấp, Mỹ đã trở thành bên tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Trả lời phỏng vấn, Đại sứ Nga tại Đức, ông Sergey Nechayev cho biết nước này một lần nữa cảnh báo Đức không nên tiến hành bất kỳ hành động thù địch nào nhằm vào nước Nga nếu không muốn bị đáp trả, trong đó có việc cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraine và cho phép Mỹ triển khai tên lửa trên lãnh thổ Đức.
Quân đội Nga ngày 22/12 kiểm soát hai khu định cư ở khu vực Donbass và Vùng Kharkov; trong khi đó, Bộ Tổng tham mưu Ukraine thừa nhận tình hình căng thẳng trên toàn bộ tiền tuyến.
Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi ngày 23/12 đã có cuộc tiếp xúc với ông Ahmed al-Sharaa, thủ lĩnh nhóm Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS) dẫn đầu lực lượng đang nắm quyền ở Syria.
Trong một tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo Liên minh các quốc gia Sahel, gồm Burkina Faso, Mali và Niger cho biết, 3 quốc gia này đã đặt lực lượng quốc phòng và an ninh của mình ở mức báo động cao nhất.
Tờ Financial Times của Mỹ ngày 22/12 đưa tin, Tổng thống đắc cử Donald Trump đang đẩy mạnh việc rút nước Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngay vào ngày đầu tiên chính quyền mới chính thức hoạt động. Các chuyên gia cho rằng nếu điều này xảy ra sẽ gây ra thảm họa cho ngành y tế toàn cầu.
Giao tranh dữ dội tiếp tục tại Donetsk, UAV tấn công tự sát Nga phá hủy xe chở bộ binh Stryker của Ukraine, Nga phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ cung cấp ở Kursk, tấn công nơi đóng quân của Lực lượng vũ trang Ukraine là những thông tin đáng chú ý trong diễn biến xung đột Nga - Ukraine ngày 23/12.
0