Nhiều người dừng mua nhà, đất vì giá cao phi lý

Nhiều người có nhu cầu thực không còn chạy theo tâm lý FOMO mà bắt đầu lựa chọn phương án an toàn là dừng mua và kỳ vọng cơ quan chức năng sẽ vào cuộc quyết liệt, từng bước đưa thị trường bất động sản trở lại lành mạnh.

Báo cáo quý II của Bộ Xây dựng cho thấy lượng giao dịch chung cư và nhà ở riêng lẻ đã sụt giảm 30% so với đầu năm, do nền giá quá cao và người mua giữ tâm lý chờ đợi. Đây cũng là nguyên nhân khiến lượng tồn kho bất động sản quý III tăng tới gần 52% so với quý II, với gần 26 nghìn sản phẩm.

Đáng chú ý, thị trường bất động sản Hà Nội thời gian qua, từ phân khúc chung cư đến các phiên đấu giá, có dấu hiệu bị đẩy giá cao bất thường, ảnh hưởng đến tâm lý của các chủ thể tham gia thị trường. Lợi dụng quy hoạch, ăn theo dự án lớn là một trong số rất nhiều chiêu trò được đầu cơ, môi giới tung ra để thổi giá nhà, đất.

Hai giải pháp được các chuyên giá khuyến nghị nhằm lành mạnh thị trường bất động sản là hạn chế nhóm tác nhân đẩy giá bất động sản và tăng nguồn cung nhà ở xã hội nhằm giải bài toán cung - cầu. Trong đó, việc điều tiết thị trường thông qua chính sách thuế bất động sản được đánh giá giúp giảm bớt đầu cơ, kiềm chế đà tăng giá nhà đất. Chính sách này cũng khuyến khích chủ sở hữu dự án bỏ hoang cho thuê hoặc bán, tăng thêm nguồn cung ra thị trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

19.000 căn hộ mới được cung cấp ra thị trường Hà Nội tính từ đầu năm 2024, nhưng giá nhà vẫn không hạ mà còn đắt hơn, đang tạo ra nghịch lý bất thường cho thị trường nhà ở.

UBND thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo “Quyết định ban hành quy định về quản lý bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố”.

Để chống thất thoát và lãng phí tài sản Nhà nước, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất.

Tại Công điện số 112 vừa ban hành, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung giải quyết dứt điểm những dự án tồn đọng, dừng thi công; khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng để chống lãng phí.

Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP. HCM Nguyễn Toàn Thắng vừa ký văn bản để chấn chỉnh tình trạng kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động về đất đai, tránh gây phiền hà, lãng phí thời gian cho người dân.

Cách đây 13 năm, ngôi nhà 5 tầng số 49 Huỳnh Thúc Kháng bị sập. 43 hộ dân ở đơn nguyên 1, tòa nhà chung cư 51 phố Huỳnh Thúc Kháng phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn. Từ đó đến nay, nhiều phương án xây dựng lại chung cư này được đưa ra, nhưng vẫn chưa thể thực hiện.