Những thay đổi trong Luật Nhà ở về cải tạo chung cư cũ
Điểm nổi bật trong những thay đổi này là việc điều chỉnh tỷ lệ đồng thuận cần thiết từ cộng đồng cư dân để phá dỡ các công trình, giảm từ yêu cầu 100% xuống còn 70% số chủ sở hữu tham gia vào quá trình lấy ý kiến và chỉ cần 75% trong số những người tham gia đồng thuận là có thể tiến hành tháo dỡ.
Bên cạnh đó, Luật mới cũng đã bổ sung quy định về hệ số K, một yếu tố quan trọng trong việc tính toán giá đất bồi thường. Hệ số này sẽ được các địa phương áp dụng một cách linh hoạt, tùy thuộc vào vị trí và giá trị đất, với khả năng điều chỉnh lên gấp đôi, thậm chí gấp ba, để phản ánh chính xác hơn giá trị thực của bất động sản. Từ đó, giữa doanh nghiệp và người dân sẽ có tiếng nói đồng bộ, thống nhất hơn.

Đặc biệt, Luật Nhà ở 2023 đã đưa ra phương án quy gom, gom những nhà chung cư cũ thấp tầng vào một vị trí, để xây dựng, cải tạo, trên cơ sở đó có thể tăng được diện tích cây xanh, diện tích kĩ thuật… đồng thời sẽ giúp người dân được tái định cư tại chỗ.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Công ty cổ phần đầu tư bất động sản toàn cầu GP.Invest đánh giá, Luật Nhà ở 2023 đã đưa ra phương án quy gom, giúp thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia hơn.
Trong khi đó, TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định, những điểm mới rất sáng trong Luật Nhà ở sửa đổi lần này là khi chung cư hết thời hạn sử dụng, kiểm định không thể tiếp tục sử dụng thì phải phá dỡ và các chính sách đi theo bắt buộc người dân phải tuân thủ. Các quy định về đền bù cũng rõ ràng hơn, bảo đảm lợi ích của các bên.
Đồng thời, Luật Nhà ở 2023 nhấn mạnh vào việc phân cấp và ủy quyền cho UBND cấp tỉnh trong việc phân công nhiệm vụ cho các cơ quan chuyên môn. Các cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm tổ chức lập kế hoạch bồi thường, tái định cư, quyết định về chủ trương đầu tư, chọn lựa chủ đầu tư, cũng như các kế hoạch di dời và phá dỡ các công trình, qua đó sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư, nhà tập thể cũ, tạo bộ mặt đô thị khang trang.
UBND thành phố Hà Nội giao Sở Tài chính đánh giá tổng thể về dự án đầu tư có sử dụng đất trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay nhằm xử lý số lượng lớn dự án chậm tiến độ.
Bộ Tư pháp đang thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, trong đó có đề xuất của Bộ Xây dựng về thí điểm giao chủ đầu tư nhà ở xã hội không thông qua đấu thầu.
Gỡ vướng các chính sách, cải cách thủ tục hành chính là những giải pháp cấp thiết để khơi thông các dự án bất động sản chậm tiến độ.
Cơ chế đặc thù là yếu tố then chốt, đẩy nhanh quá trình phê duyệt và giải quyết các vướng mắc pháp lý để thúc đẩy tiến độ các dự án đang trì trệ.
Các cuộc đấu giá đất tại huyện Quốc Oai và Sóc Sơn (Hà Nội) cuối tuần qua đã ghi nhận mức giá trúng cao gấp gần 20 lần mức giá khởi điểm.
Sở Tài chính TP.HCM đã đề xuất hai phương án cho việc xây dựng trung tâm tài chính sau khi khảo sát và tham khảo ý kiến.
0