Nỗi lo sống trong nhà tập thể cũ mùa mưa bão

Hà Nội có hơn 1.600 khu tập thể có quy mô từ 2 đến 5 tầng được xây dựng từ trước năm 1954 đến cuối những năm 1990, hầu hết đã xuống cấp.

Bà Nguyễn Thị Vân, ở nhà B1, tập thể Nguyễn Công Trứ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, kể: ''Khu tập thể của chúng tôi xây cách đây 60 năm, mỗi trận mưa trút xuống như thác, còn lúc mưa nhỏ tí tách rơi suốt ngày rỏ xuống, mưa to ngập lụt vào chân cầu thang, ở rất khổ.

Nhà xuống cấp quá, mưa dột, ẩm tường tróc từng mảng vữa, thậm chí đang ngồi nấu cơm, rơi cả mảng. Lo lắng sập lúc nào không biết vì cây cối mọc um tùm, rễ ăn vào nền nhà.

Hôm trước mưa xối vào dây điện, chập nổ tanh tách. Mà đi thì không có chỗ, đành phải ở thôi".

Nhà tập thể cũ
Từng mảng tường bong tróc

Bà Liên, hiện đang sống tại khu tập thể cơ khí Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai), phải dựng các tấm chắn trước cửa để chắn nước vào nhà trước mỗi mùa mưa bão: "Chúng tôi lo sợ mưa bão, ban ngày còn đỡ, ban đêm lo xảy ra tai nạn".

Cầu thang bong tróc

Nhiều người dân đang sống tại các khu tập thể cũ ở Hà Nội không chỉ lo dột, sập nhà trong mùa mưa bão, mà hệ thống điện cũng là nỗi ám ảnh.

Dây điện chằng chịt trước cửa nhà

Hà Nội có khoảng 1.600 nhà tập thể, chung cư cũ được xây dựng cách đây khoảng 50 - 60 năm, đa số hết niên hạn sử dụng, có nguy cơ đổ sụp, cảnh báo cấp nguy hiểm cao nhất.

Song đến nay, chỉ có 1% chung cư cũ được xây dựng, cải tạo. Giai đoạn năm 2021 - 2025, Hà Nội lên kế hoạch cải tạo 10 khu chung cư cũ. Tuy nhiên tiến độ thực hiện rất chậm và có nguy cơ vỡ kế hoạch.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày mai (28/6), theo chương trình, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự thảo Luật Thủ đô (Sửa đổi). Sửa đổi Luật Thủ đô là điểm nhấn lập pháp quan trọng của Kỳ họp thứ 7 cũng như của cả nhiệm kỳ.

Nhiều người dân sinh sống trên địa bàn huyện Mỹ Đức cho biết, trên tuyến đường trục Bắc - Nam nối Hà Nội với các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa thi công ì ạch hơn 6 tháng khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.

Là dự án trọng điểm có vai trò giảm ùn tắc, tuy nhiên do vướng nhiều thủ tục, dự án đường Âu Cơ - Nhật Tân đã bị chậm nhiều năm vẫn chưa thể thông xe vào 30/6 như kế hoạch.

Theo các chuyên gia, vấn đề “làn đường riêng” hay “làn đường ưu tiên” cần đặt vào sự nghiên cứu tổng thể quy hoạch đô thị để phát triển hệ thống giao thông công cộng.

Tại kỳ họp thứ 13 HĐND quận Thanh Xuân khoá VI, các đại biểu đã xem xét những báo cáo và tập trung quyết liệt chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội - an ninh quốc phòng, các dự án trọng điểm từ nay đến cuối năm.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được trình Quốc hội lần đầu tại kỳ họp thứ 6 và Quốc hội tiếp tục cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7, được các cơ quan hoàn thiện, tiếp thu chỉnh lý để trình Quốc hội bấm nút thông qua vào ngày 28/6 tới.