Phát huy nguồn lực kiều bào trong tình hình mới

Từ 2,7 triệu người năm 2003, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện có khoảng 6 triệu người, sinh sống tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Năm 2023, Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới”.

Những năm qua, kiều bào có những đóng góp không nhỏ đối với Việt Nam về cả kinh tế và vị thế quốc tế. Theo Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài không ngừng lớn mạnh, trở thành một nguồn lực quý, đóng góp to lớn cho công cuộc phát triển đất nước. 

Theo ước tính, số lượng kiều bào có trình độ đại học trở lên chiếm khoảng 10-12%, tương đương khoảng 600.000 người; trong đó, nhiều nhà khoa học có tên tuổi ở các lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ cao như công nghệ thông tin, chế tạo máy, công nghệ sinh học, công nghệ vũ trụ, vật liệu mới.

Kiều bào có những đóng góp không nhỏ đối với Việt Nam về cả kinh tế và vị thế quốc tế.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng - Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, cho biết: Trong số hơn 6 triệu người Việt Nam ở nước ngoài thì đội ngũ trí thức và doanh nhân kiều bào là một lực lượng rất là quan trọng. Chúng tôicho rằng không chỉ là việc đưa các công trình khoa học, đưa các hội nghị, hội thảo về nước, một trong những cái mới rất quan trọng đấy là hỗ trợ đào tạo lực lượng trí thức khoa học trẻ ở trong nước. Rất nhiều người đã trở về nước và tham gia giảng dạy ở các trường đại học lớn, trong đó có thể kể đến Giáo sư Ngô Bảo Châu, người đã tham gia giảng dạy ở các trường đại học ở trong nước”.

Các  doanh nhân người Việt ở nước ngoài có tiềm lực kinh tế và có ảnh hưởng ngày càng tăng không chỉ đối với cộng đồng mà cả đối với chính quyền sở tại. Đây là lực lượng tích cực trong việc đưa hàng Việt Nam thâm nhập vào thị trường nhiều nước ở châu Âu, Mỹ, Australia… hình thành mạng lưới phân phối với nhiều trung tâm thương mại, tổ chức hoặc hội doanh nghiệp theo ngành nghề.

Lực lượng lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc (khoảng 130.000 - 150.000 người mỗi năm) cũng có nhiều đóng góp về tài chính và trở thành nguồn nhân lực cho đất nước khi trở về với kỹ năng nghề, kinh nghiệm sau thời gian được rèn luyện ở môi trường nước ngoài.

Các doanh nhân người Việt ở nước ngoài có tiềm lực kinh tế và có ảnh hưởng ngày càng tăng không chỉ đối với cộng đồng mà cả đối với chính quyền sở tại.

Ông Trần Văn Kiều - Nghị sĩ Quốc hội Thái Lan, cho biết: “Tôi vô cùng tự hào khi trở về Việt Nam lần này và thấy được sự phát triển vô cùng. Trong công việc của mình, tôi sẽ cố gắng để hỗ trợ người Việt Nam tại Thái Lan nhiều hơn và cũng nỗ lực kết nối quan hệ 2 nước Việt - Thái càng phát triển hơn”.

Tại hội nghị “Phát huy nguồn lực kiều bào, kết nối địa phương và doanh nghiệp” diễn ra cuối năm 2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đánh giá cao những nguồn lực to lớn mà kiều bào mang lại cho đất nước. Phó Thủ tướng khẳng định bà con Việt Nam ở nước ngoài không chỉ đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội nơi mình sinh sống mà còn luôn hướng về quê hương, đóng góp cho đất nước dưới nhiều hình thức khác nhau, từ tri thức, kinh nghiệm quản lý đến nguồn lực vật chất.

Hội nghị “Phát huy nguồn lực kiều bào, kết nối địa phương và doanh nghiệp” diễn ra cuối năm 2023.

Tôi tin tưởng rằng sẽ có nhiều chương trình, dán hợp tác thực chất, hiệu quả giữa các doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức của kiều bào với các địa phương, doanh nghiệp trong nước được hình thành và đi vào triển khai thực hiện. Tôi đề nghị các bộ, ngành, địa phương nghiêm túc lắng nghe, trao đổi, làm rõ, tiếp thu những ý kiến đóng góp tâm huyết, xác đáng của kiều bào”, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang .chỉ đạo.

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã trở thành một nguồn lực quý, giàu tiềm năng, có thể đóng góp to lớn cho công cuộc phát triển đất nước phồn vinh, giàu mạnh. Với tinh thần xuyên suốt “người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam”, Đảng, Nhà nước luôn chăm lo, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để kiều bào ổn định cuộc sống ở nước sở tại và đóng góp cho quê hương, đất nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có thể sẽ được quyết định bởi cử tri ở một số bang, thường được gọi là bang chiến trường hay bang dao động.

Thủ tướng Anh Keir Starmer thông báo sẽ tăng gấp đôi ngân sách dành cho Bộ Tư lệnh An ninh biên giới và coi các băng nhóm buôn người như tội phạm khủng bố, nhằm ngăn chặn nạn nhập cư trái phép qua eo biển Manche bằng thuyền nhỏ.

Ngày bầu cử tổng thống Mỹ (5/11) sắp đến và hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định.

Trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, người nhập cư tại Mỹ và những người di cư đang muốn vào Mỹ đều có những lo lắng riêng về kịch bản có thể xảy ra nếu ông Trump hay bà Harris đắc cử.

Iran tuyên bố sẽ huy động quân đội chính quy và sử dụng nhiều loại vũ khí, không chỉ giới hạn ở tên lửa và thiết bị bay không người lái, để tấn công trả đũa Israel. Trong khi đó, Mỹ đã gửi lời cảnh báo tới Iran, đồng thời tăng cường triển khai quân sự tại Trung Đông.

Ngày 4/11, Bộ Ngoại giao Israel cho biết nước này đã chính thức thông báo với Liên hợp quốc (LHQ) về việc chấm dứt quan hệ với Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của LHQ dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA).