Phát triển công nghiệp văn hóa gắn với Thành phố sáng tạo

Nghị quyết số 09 của Thành ủy Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hóa đã xác định quan điểm phát triển công nghiệp văn hóa góp phần bồi đắp và phát triển hệ giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội, đưa Hà Nội trở thành Thành phố sáng tạo. Do đó thành phố luôn chú trọng gắn kết phát triển các ngành công nghiệp văn hóa với xây dựng và định vị thương hiệu Thành phố sáng tạo.

Hà Nội hiện có 124 không gian sáng tạo, trong đó 33 không gian thuộc sở hữu Nhà nước, 82 không gian thuộc sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoặc cá nhân. Đó là các không gian công cộng, không gian giáo dục, bảo tàng, làng nghề thủ công; doanh nghiệp sáng tạo, không gian nghệ thuật, thư viện, phòng tranh, quán cà phê, không gian làm việc chung. Điều này mang đến cho Hà Nội những ưu thế to lớn trong khả năng kết nối cộng đồng sáng tạo, lan truyền cảm hứng sáng tạo cũng như làm giàu bản sắc, sức hấp dẫn cho đô thị trên nền các giá trị truyền thống.

Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động kết nối các chính sách của thành phố với thúc đẩy sáng tạo, tiêu biểu là tổ chức các sự kiện văn hóa và thiết kế quy mô lớn, các lễ hội văn hóa - nghệ thuật, giao lưu văn hóa trong nước và thế giới. Mới đây nhất, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Chương trình Định cư con người Liên hợp quốc tổ chức tham vấn ý kiến các chuyên gia, tổ chức quốc tế, những người thực hành sáng tạo để hoàn thiện Bộ tiêu chí phân loại, đánh giá không gian văn hóa sáng tạo Hà Nội; góp phần phát triển công nghiệp văn hóa.

Nhận định  Thành phố sáng tạo là chủ trương lớn, xu hướng phát triển chính cho Hà Nội, nhiều chuyên gia văn hóa cho rằng Thành phố Hà Nội cần kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào Hà Nội tập trung vào hoạt động sáng tạo văn hóa, sản xuất các sản phẩm và dịch vụ văn hóa; đồng thời xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, đặc biệt là chính sách ưu tiên, hỗ trợ đối với doanh nghiệp trong giai đoạn khởi nghiệp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.

Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.

Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.