Phim Việt - những đột phá và thách thức | Văn hóa và sự kiện | 13/04/2024
- Tôn vinh sự cống hiến, sáng tạo của nghệ sĩ | Văn hóa và sự kiện | 06/04/2024
- Đưa xẩm đến gần hơn với công chúng | Văn hóa và sự kiện | 30/03/2024
- Ngắm Hà Nội qua tranh bích hoạ tại Long Biên | Văn hóa và sự kiện | 15/07/2023
- Tháng 5 nhớ Bác | Văn hóa và Sự kiện | 18/05/2023
- Nhạc sĩ Dân Huyền và ca khúc 'Bên lăng Bác Hồ' | Văn hóa và sự kiện | 11/05/2023
Lịch sử bìa sách bắt đầu với sự phát triển của chữ viết cùng với phát minh giấy và công nghệ in ấn. Nghệ thuật thiết kế bìa sách gắn liền với nghệ thuật thiết kế đồ họa - ngành mỹ thuật ứng dụng thuộc lĩnh vực xuất bản phẩm. Vai trò của bìa sách theo thời gian cũng có một sự chuyển đổi rõ nét, từ đơn thuần chỉ là “tấm áo bảo vệ” các trang sách bên trong, giờ “đảm nhiệm” thêm vai trò giới thiệu, khơi mở nội dung bên trong của cuốn sách.
Có một thực tế và cũng là nỗi niềm tâm tư của nhiều nghệ sĩ, đó là chuyện về tuổi nghề và thời gian gắn bó, cống hiến với nghề của mỗi nghệ sĩ, nhất là với những ngành nghệ thuật đặc thù như múa, xiếc,… Một người nghệ sĩ muốn thành tài, cần có năng khiếu, có ngoại hình đẹp, cần có thời gian học, luyện tập rất dài và gian khó, song tuổi nghề rất ngắn so với các ngành nghề khác, thường chỉ khoảng 15-20 năm.
Tại Bảo tàng Hà Nội đang có một cuộc trưng bày nghệ thuật đặc biệt. Lần đầu tiên, hơn 200 tác phẩm nghệ thuật gốm có trọng lượng lớn, trong đó có những tác phẩm nặng hơn một tấn, về chủ đề “Hiện linh” - “Linh vật” và “Di sản” đã được trưng bày trong một không gian mang đậm hồn Việt. Đây còn là sự ghi nhận cho tinh thần sáng tạo và trí tuệ, là tình yêu và niềm đam mê của Giáo sư - hoạ sĩ Ngô Xuân Bính đối với mạch nguồn di sản văn hoá Việt thông qua nghệ thuật gốm.
Những năm gần đây, hoạt động của các bộ môn nghệ thuật sân khấu gặp khá nhiều khó khăn trước sức ép cạnh tranh của các loại hình giải trí hiện đại. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ truyền thông đã tạo điều kiện cho khán giả có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn hình thức giải trí.
Thủ đô Hà Nội được mệnh danh là “Thành phố di sản” với những trầm tích vô cùng phong phú, đa dạng với hệ thống gần 6.000 di tích, di sản. Các di tích và di sản văn hóa là tài sản vật chất và tinh thần của quốc gia, dân tộc. Việc bảo tồn các di tích , di sản không chỉ là nhiệm vụ của các cấp quản lý, mà là sự chung tay của cả cộng đồng xã hội.
Là nơi hội tụ, kết tinh lan tỏa tinh hoa văn hóa của cả nước, Hà Nội có tiềm năng lớn để trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa. Chính vì vậy, thủ đô Hà Nội đã đặt mục tiêu phát triển toàn diện ngành công nghiệp văn hóa cả về quy mô, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thị trường, đảm bảo phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Để có thể đạt được mục tiêu trên thì thủ đô Hà Nội đang có những giá trị tiềm năng và đối mặt với thách thức như thế nào.
0