Sân khấu kịch TP.HCM: định hình thương hiệu từ bản sắc riêng
25 vở kịch dự thi có nội dung đa dạng các đề tài về lịch sử, truyền thống cách mạng, văn học, hài, trinh thám, xã hội, thiếu nhi… được thể hiện qua tài năng diễn xuất của hơn 300 nghệ sĩ, diễn viên.
NSND Thanh Thúy - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cho hay: “Chúng tôi kỳ vọng rằng liên hoan sân khấu này trước hết nó là một sân chơi nghệ thuật chuyên nghiệp với nhiều sự lựa chọn cho khán giả. Chúng ta sẽ tạo nên một màu sắc dấu ấn rất riêng về phong cách kịch của TP.HCM và khán giả yêu kịch sẽ có được nhiều điều kiện cơ hội sống trong không khí kịch nói đó”.
Sau ngày đất nước thống nhất, với sự hội tụ lực lượng bao gồm: đoàn kịch Nam Bộ từ miền Bắc vào thành phố, các nghệ sĩ từ chiến khu ra cùng lực lượng nghệ sĩ hiện hữu và sự thành lập Trường Nghệ thuật Sân khấu II mà nay là Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh thành phố làm nòng cốt thành lập Đoàn Kịch Cửu Long Giang năm 1976 - sau này đổi tên thành Nhà hát Kịch TP.HCM vào năm 1998, sân khấu kịch nói TP.HCM đã có bước chuyển mình mạnh mẽ.
Từ năm 1997, thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa theo tinh thần Nghị quyết 90 của Chính phủ, CLB Sân khấu thể nghiệm 5B, sau này là Nhà hát kịch sân khấu nhỏ thành phố ra đời, mở đường cho hoạt động xã hội hóa sân khấu của thành phố. Cùng với đó, hàng loạt sân khấu được thành lập và khẳng định thương hiệu như: Nhà hát IDECAF, Sân khấu kịch Hồng Vân, Sân khấu Hoàng Thái Thanh, Sân khấu Thiên Đăng, Sân khấu Thế giới Trẻ... Từ đó, góp phần tạo nên bức tranh đa sắc màu của kịch nói TP.HCM.
NSƯT Thành Lộc chia sẻ: “Mặc dù dùng cái chữ là liên hoan với nhau, nhưng mà nó là một cuộc thi rất là quan trọng, rất cần thiết để cho các tài năng trẻ họ nhìn lại mình và học hỏi ở các đồng nghiệp. Tôi nghĩ một liên hoan như vậy là rất tốt cho các nghệ sĩ trẻ, họ mới là những người nắm vận mệnh nghệ thuật cho tương lai”.
Liên hoan sân khấu kịch TP.HCM diễn ra từ ngày 12 đến ngày 29/11. Trong khuôn khổ liên hoan, Ban Tổ chức còn giới thiệu những thành tựu sân khấu TP.HCM qua các thời kỳ; không gian đối thoại “Vở diễn và công chúng” - gặp gỡ thành phần sáng tạo các tác phẩm tham dự liên hoan.
Thành cổ Sơn Tây là một trong tứ trấn thành bảo vệ kinh thành Thăng Long xưa. Nhờ những công trình cổ kính và nền ẩm thực truyền thống vẫn được gìn giữ qua bao thế hệ, Sơn Tây đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua, thu hút du khách về với miền di sản.
Tối 26/12, tại Quảng trường trung tâm hành chính, huyện Mê Linh đã tổ chức khai mạc Festival hoa Mê Linh lần thứ hai năm 2024 và Hội chợ xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa địa phương.
Tối 26/12, tại Quảng trường trung tâm hành chính, huyện Mê Linh đã tổ chức khai mạc Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 năm 2024 và Hội chợ Xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa địa phương. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh H2 Truyền hình Hà Nội.
Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 sẽ diễn ra từ ngày 26 đến hết ngày 29/12/2024, tại Quảng trường trung tâm huyện. Với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa", Festival hoa Mê Linh không chỉ là dịp để người dân và du khách thưởng thức vẻ đẹp của các loài hoa, mà còn là cơ hội để huyện Mê Linh quảng bá hình ảnh, thúc đẩy phát triển du lịch địa phương.
Chiều 26/12, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà chủ trì họp chương trình công tác trọng tâm năm 2025 của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội.
Festival hoa Mê Linh lần thứ 2, với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa” là một trong những lễ hội hoa lớn nhất khu vực phía Bắc, đang thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước.
0