Siết chặt quy định với loại hình xe đưa đón học sinh

Luật Trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ quy định xe ô tô chở học sinh, trẻ mầm non phải có thiết bị ghi nhận hình ảnh và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe.

Quy định được xem là yêu cầu cấp thiết để đảm bảo an toàn cho học sinh khi tham gia giao thông bằng xe đưa đón.

Quy định xe ô tô chở học sinh, trẻ mầm non phải có thiết bị ghi nhận hình ảnh và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe được xem là yêu cầu cấp thiết.

Vụ việc xảy ra với cháu bé 5 tuổi tại xã Minh Khai, huyện Vũ Thư, Thái Bình, vừa qua khiến ai cũng cảm thấy đau lòng. Hay trước đó, từng xảy ra một số vụ bỏ quên trẻ trên xe ô tô, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng tại Hà Nội, Bắc Ninh.

Ông Phạm Việt Công, Phó Chánh Văn phòng Uỷ ban ATGT Quốc gia, cho biết: "Chúng ta biết hiện nay chưa có một quy trình, quy chuẩn rõ ràng về xe đưa đón học sinh. Chúng ta vẫn chỉ áp dụng các quy định của xe vận tải hành khách theo hợp đồng. Tuy nhiên, hiện nay đối với các trường hay các tổ chức, việc tổ chức đưa đón học sinh dưới nhiều hình thức cần có một quy trình chuẩn từ phương tiện. Rồi việc bố trí người đưa đón, quy trình đón trả, quan sát, vận hành phương tiện đấy thì vẫn chưa có một quy trình thống nhất".

Trước thực tế này, Luật TTATGT đường bộ đã bổ sung quy định xe ô tô kinh doanh vận tải chở học sinh, trẻ em mầm non hoặc xe ô tô kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón học sinh, trẻ em mầm non phải có thiết bị ghi nhận hình ảnh học sinh và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe. Quy định này đã nhận được nhiều ý kiến ủng hộ.

Luật TTATGT đường bộ đã bổ sung quy định xe ô tô chở học sinh, trẻ em mầm non phải có thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe.

Ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội cho biết: "Lái xe vận tải chở trẻ em trước khi đóng cửa xe thì bắt buộc phải đi xuống cuối xe để kiểm tra một lượt. Nếu không đi xuống thì sẽ có chuông báo kêu. Nếu thực hiện được sẽ rất là tốt, điều đó là quốc tế đã làm, mình cũng nên quy định trong luật, tôi hoàn toàn đồng ý".

"Đặc biệt, cần nghiên cứu các thiết bị cảnh báo người lái xe, người đưa đón học sinh trên xe có thể kiểm soát được các cháu trên xe khi đưa đón. Là đại diện của Uỷ ban ATGT Quốc gia, tôi thấy đây là một đề xuất rất tốt", ông Phạm Việt Công cho biết.

Ngoài giải pháp về kỹ thuật trên phương tiện, việc bảo đảm an toàn cho học sinh cần trách nhiệm điều hành của nhà trường chứ không phải cứ hoàn toàn giao khoán cho các doanh nghiệp vận tải như hiện nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (5/11), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo dự và trao Huy hiệu Đảng cho các đảng viên thuộc Đảng bộ huyện Quốc Oai.

Tối 4/11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia (THQG) lần thứ 9 năm 2024, với chủ đề "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh". Tham dự sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp chung sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Trong chuỗi chương trình "Hành trình 20+", Hồ Ngọc Hà đã đến thăm và trao học bổng cho một bé trai mồ côi cha ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Cô xúc động bật khóc khi lắng nghe về những khó khăn mà gia đình bé trai phải đối mặt.

Công an thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã có thông tin về vụ sập nhà xảy ra trên địa bàn. Theo đó, nhiều người dân đã kịp chạy thoát nên không gây thiệt hại về người.

Hình thành thói quen tiết kiệm từ nhỏ, xây dựng được phương án chi tiêu thông minh, giúp trẻ học cách suy nghĩ cẩn thận, biết trân trọng giá trị đồng tiền và sức lao động, từ đó hình thành thái độ nghiêm túc, trách nhiệm đối với các hành động của mình, góp phần xây dựng tính cách tự lập trong tương lai.

Hơn một năm sau khi ra mắt “Tổ liên gia an toàn PCCC” trên địa bàn thành phố Hà Nội, tại 30 quận, huyện, thị xã đã có hàng nghìn mô hình được thành lập.