Sức sống nơi làng nghề sinh vật cảnh
Hoa, cây cảnh thường được sử dụng cho nhiều mục đích: từ đón chào năm mới, trang trí lễ hội, đón tiếp khách, chúc mừng sinh nhật, chúc mừng khai trương, thành đạt, bày tỏ tình cảm, chia vui, sẻ buồn… đặc biệt là nhu cầu trang trí nội, ngoại thất, cảnh quan và nhu cầu tâm linh tại gia đình, cơ sở thờ tự.
Hà Nội định hướng phát triển hoa, cây cảnh trên địa bàn là ngành kinh tế trọng điểm, góp phần xây dựng nông thôn mới xanh - sạch - đẹp. Dưới bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của những nghệ nhân, các làng nghề sinh vật cảnh tại Thủ đô ngày càng phát triển, với nhiều chủng loại cây cảnh phong phú đa dạng, phù hợp với khí hậu miền Bắc, như sanh, si, đa, lộc vừng, tùng,...
Khi đến với các làng hoa, cây cảnh , du khách được đắm mình trong không gian xanh của những vườn cây gia đình, những hàng cây, những đường hoa xanh mát một đặc trưng của những vùng đất và cùng nhiều trải nghiệm, hoạt động.
Với diện tích rộng gần 3.000 m², hơn 4.000 tác phẩm bonsai cây cảnh được tạo dáng, thế công phu, vườn cây cảnh của anh Nguyễn Tiến Dũng ở xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, là một trong những điểm du lịch được du khách lựa chọn ghé thăm khi đến Hồng Vân để tham quan, trải nghiệm mô hình trồng, chăm sóc hoa, cây cảnh.
Mỗi một cây bonsai là một tác phẩm nghệ thuật đó là công sức, sự sáng tạo, tỉ mỉ mà người nghệ nhân tạo ra, gửi gắm vào đó những kiến thức, những ý tưởng và tình yêu thiên nhiên. Từ một xã nông nghiệp, làng nghề trước đây, những năm gần đây, Hồng Vân phát triển theo hướng xây dựng xã du lịch sinh thái làng nghề sinh vật cảnh, chuyên canh sản xuất nông nghiệp kết hợp với khai thác dịch vụ.
Tại huyện Gia Lâm, cách đây hơn 20 năm, làng hoa giấy Phù Đổng chỉ có vài hộ theo nghề. Nhờ sự khéo léo của bàn tay, khối óc con người, cùng điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng phù hợp, nên nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính. Hiện tại, cả xã Phù Đổng có hơn 500 hộ trồng hoa giấy. Không chỉ đơn thuần là trồng hoa giấy theo cách truyền thống, người dân Phù Đổng còn nhanh nhạy lai tạo, uốn ghép thành nhiều kiểu dáng khác nhau, thích ứng với nhu cầu chơi hoa của khách hàng.
Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Quà tặng của nhân gian” - sự kiện văn hoá của Hà Nội để đón chào năm mới 2025 đã được tổ chức tại không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Cột cờ Hà Nội là công trình lịch sử còn nguyên vẹn, cao nhất của Hoàng thành Thăng Long. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc cổ kính, mà còn là chứng nhân cho những giai đoạn lịch sử thăng trầm của đất nước.
Đón xuân mới 2025, nhóm hoạ sỹ G39 đã giới thiệu tới công chúng triển lãm với chủ đề “Tết Tỵ”.
Sáng nay, 5/1, Hiệp hội UNESCO Thành phố Hà Nội đã ra mắt thêm một thành viên mới là Câu lạc bộ UNESCO Di sản văn hoá và áo dài lụa Việt.
Theo thông tin từ Sở Du lịch Đà Nẵng, Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 12/7 với chủ đề 'Đà Nẵng - Kỷ nguyên mới'.
Với kinh nghiệm gần 30 năm trong nghề, những chiếc áo dài của nhà thiết kế Hoàng Ly đều có những nét riêng biệt không thể lẫn với bất cứ thương hiệu nào. Hoàng Ly đón chào năm mới 2025 với bộ sưu tập áo dài đặc biệt mang tên "Ánh sáng vũ trụ" - một sự kết hợp độc đáo giữa truyền thống và hiện đại, giữa thời trang và vũ trụ.
0