Tâm lý xem phim chùa bao giờ thì chấm dứt?
Fmovies là một trong những trang web phổ biến nhất trong giới yêu thích phim lậu, thu hút hàng triệu lượt người xem mỗi tháng với những bộ phim bom tấn ngay khi vừa ra rạp. Tuy nhiên, việc trang web này bị đánh sập đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến bảo vệ bản quyền điện ảnh, đồng thời đặt ra một câu hỏi lớn: Liệu thói quen xem phim lậu hay "xem chùa" có thực sự chấm dứt, hay chỉ là một thay đổi tạm thời?
Tâm lý người xem phim
Việc xem phim trên những trang web như Fmovies xuất phát từ tâm lý dễ, tiện, miễn phí của người dân. Một con số rất đáng chú ý vừa mới được SimilarWeb công bố, 10 trang web chiếu phim lậu lớn nhất tại Việt Nam hiện nay thu hút hơn 66 triệu lượt xem mỗi tháng. Điều này có nghĩa mỗi tháng, hàng triệu khán giả đang lựa chọn xem phim vi phạm bản quyền thay vì sử dụng các dịch vụ xem phim chính thức.
Có lẽ vấn đề vi phạm bản quyền tồn tại một cách rất phổ biến, bởi lẽ công chúng gần như không quan tâm đến vấn đề bản quyền và tìm cách truy cập vào những website phim lậu mà không biết rằng chính mình đang vô tình tiếp tay cho những hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Khán giả bị thu hút bởi những website phim lậu vì nó miễn phí và cập nhật liên tục những bộ phim mới rất nhanh. Người dùng sẽ không cần phải đăng ký hay tạo bất cứ tài khoản nào mà vẫn có thể xem phim với tốc độ, độ phân giải cao. Đặc biệt, các công cụ tìm kiếm ở Việt Nam hiện nay vẫn hiển thị kết quả của những website phim lậu ở những vị trí top đầu. Người dùng, khi muốn xem bộ phim nào đó, chỉ cần gõ tên rồi click vào đường link hiển thị là có thể thưởng thức một bộ phim.
Câu chuyện văn hóa miễn phí đang trở nên phổ biến tại Việt Nam và thói quen xem phim, nghe nhạc "chùa" của không ít người là mảnh đất màu mỡ cho các website phim lậu ngày càng phát triển.
Triệt phá đường dây phim lậu lớn nhất thế giới tại Việt Nam
Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hà Nội vừa đánh sập website Fmovies. Đây là một trong những web phim lớn nhất thế giới có trụ sở tại Hoa Kỳ, có 6,7 tỷ lượt truy cập.
Xác định tính chất, mức độ vi phạm pháp luật của hệ thống website Fmovies, Phòng Cảnh sát kinh tế đã phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Công an thành phố Hà Nội khẩn trương triển khai các biện pháp nghiệp vụ, xác định thông tin, thu thập tài liệu, chứng cứ làm rõ phương thức thủ đoạn hoạt động cũng như vai trò của từng đối tượng trong đường dây phim lậu.
Cơ quan điều tra đã xác định đối tượng chủ mưu, cầm đầu, quản lý hệ thống website Fmovies là Phan Thành Công (sinh năm 1990, trú tại phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội, đã từng bị xử lý hành chính về tội danh tương tự) và Nguyễn Tuấn Anh (sinh năm 1990, trú tại phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội) vai trò giúp sức sao chép, đăng tải trái phép các phim của Hiệp hội điện ảnh Hoa Kỳ - MPA lên website Fmovies và các trang vệ tinh.
Từ năm 2016 đến tháng 8/2024, các đối tượng đã thu lời bất chính hàng trăm nghìn đô la Mỹ từ web phim lậu. Tại cơ quan điều tra, các đối tượng đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội.
Từ những tài liệu, chứng cứ và lời khai của các đối tượng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phan Thành Công và Nguyễn Tuấn Anh về hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại khoản 2, Điều 225, Bộ luật Hình sự.
Cho đến nay, cả nước chỉ mới có 03 đơn vị khởi tố vụ án về xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên không gian mạng theo Điều 225 Bộ luật hình sự, gồm: Công an TP. Hồ Chí Minh (01 vụ án), Công an Quảng Bình (01 vụ án) và Công an thành phố Hà Nội (02 vụ án). Trong thời gian tới, Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục chỉ đạo các đội nghiệp vụ tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên không gian mạng nói riêng và tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường nói chung trên địa bàn thành phố.
Câu chuyện này không chỉ là cuộc đấu tranh giữa các nhà chức trách và những website phát tán nội dung lậu, mà còn là sự thức tỉnh về ý thức của khán giả: Liệu chúng ta có sẵn sàng thay đổi thói quen tiêu thụ sản phẩm giải trí để bảo vệ những sáng tạo nghệ thuật và góp phần xây dựng nền điện ảnh Việt Nam mạnh mẽ hơn trong tương lai?
Sáng 23/11, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập. Đây là đoàn luật sư được thành lập sớm nhất trong cả nước và đã luôn đồng hành cùng Thủ đô trong suốt quá trình xây dựng và phát triển.
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm khai trương phố đi bộ Hồ Gươm, chúng ta cùng nhìn lại hành trình bảo tồn và phát huy những giá trị di sản quý báu của Thủ đô. Đây không chỉ là câu chuyện về quá khứ với những dấu ấn lịch sử, mà còn là lời mời gọi khám phá vai trò của các không gian công cộng trong đời sống hiện đại.
Trong quá trình phát triển Thủ đô, di sản văn hóa vừa là nền tảng tinh thần và vật chất để xây dựng thành phố sáng tạo. Với quyết tâm và nỗ lực bền bỉ từ thành phố đến các điạ phương, đơn vị, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá ngày càng đạt kết quả tích cực, góp phần phát triển công nghiệp văn hoá.
Chỉ còn khoảng hơn một tháng nữa là bước sang năm 2025, dự báo thời điểm này nhu cầu hành khách đến bến xe đi lại sẽ gia tăng, kéo theo những vi phạm như: xe dừng đỗ đón trả khách sai quy định, chạy rùa bò… gây ùn tắc giao thông, khiến việc di chuyển của người dân gặp nhiều khó khăn.
Với 413/422 đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Tại phiên thảo luận tổ sáng 23/11 về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, một trong những nội dung được quan tâm là các quy định liên quan đến việc tách bạch, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
0