Tạo cơ chế đặc thù trong phát huy giá trị văn hóa
Một trong những nội dung đáng chú ý của Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này là chính sách phát triển, phát huy giá trị văn hóa Hà Nội.
Tham gia toạ đàm, PGS. TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội khóa XV; ông Trương Minh Tiến, Chủ tịch Hiệp hội CLB UNESCO Thành phố Hà Nội và bà Phạm Thị Lan Anh, Trưởng phòng Quản lý Di sản (Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội), đã cùng phân tích, làm rõ hơn về tầm quan trọng của những cơ chế, chính sách vượt trội, phù hợp, ưu đãi để làm nổi bật hơn những đặc trưng văn hóa của Thủ đô; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bản sắc Thủ đô, giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội, tạo ra nguồn lực nội sinh thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô.
Nhiều ý kiến liên quan đến các nội dung được quy định tại Điều 21 “Phát triển văn hóa, thể thao, du lịch”; cơ chế đặc thù về cho phép áp dụng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực văn hóa được quy định tại khoản 1 Điều 39 và quy định về phát triển khu thương mại và văn hoá.
Các ý kiến tại toạ đàm cũng góp phần xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá, phù hợp, khả thi, tạo hiệu quả như mong muốn, để đáp ứng yêu cầu trong thực tiễn theo mục tiêu đã đặt ra trong Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị. Qua đó, cùng góp thêm ý kiến với Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) để trong thời gian tới, dự án Luật sẽ được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện, trước khi tiếp tục được trình ra thảo luận và xem xét thông qua Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố".
Tại kỳ họp chuyên đề ngày 19/11 vừa qua, HĐND thành phố đã thông qua đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội’’.
Một điểm nhấn rất mới, có thể coi là đột phá là việc tích hợp VNeID lên iHanoi, đó là có thể đăng nhập iHanoi bằng tài khoản VNeID.
Sáng 22/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chung khảo cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Hà Nội giao các đơn vị liên quan hạ ngầm đường dây cáp đi nổi, đặc biệt tại 4 quận nội đô hoàn thành trong năm 2026. Việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi sẽ được giao trách nhiệm thực hiện cho các địa phương.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1286 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025, quy định việc sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.
0