Thiếu hợp đồng mẫu gây cản trở thực hiện dự án PPP

Sau thời gian dự thảo, lấy ý kiến và hoàn thiện, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã chính thức công bố Báo cáo rà soát các mẫu hợp đồng hợp tác công - tư (PPP) và Báo cáo huy động nguồn lực tài chính mới cho các dự án cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.

Việc đầu tư theo phương thức đối tác công-tư đang thiếu các mẫu hợp đồng dự án nên gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Báo cáo được thực hiện trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực, tăng cường khả năng thích ứng và phát triển bền vững”, do VIAC, VCCI và Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) phối hợp thực hiện.

Báo cáo viễn cảnh cơ sở hạ tầng toàn cầu năm 2017 cho thấy Việt Nam sẽ cần hơn 600 tỷ USD để đạt được các mục tiêu về cơ sở hạ tầng vào năm 2040, ước tính mỗi năm Chính phủ Việt Nam chỉ có thể dành 15 - 18 tỷ USD (khoảng 7% GDP) cho chi tiêu cơ sở hạ tầng trong tổng nhu cầu đầu tư hàng năm từ 25 - 30 tỷ USD, bao gồm cả ngành điện. Do đó, mỗi năm dự kiến Việt Nam sẽ thiếu tới 15 tỷ USD tài trợ cho hạ tầng, trong đó tài chính và tài trợ của khu vực tư nhân sẽ có vai trò thiết yếu, khi mức nợ công của Việt Nam được thiết lập ở mức 60% GDP.

Theo các chuyên gia, đầu tư theo phương thức PPP hiện được coi là mô hình tiềm năng nhất để thu hút nguồn lực về tài chính, kinh nghiệm và kỹ thuật từ khối tư tham gia vào xây dựng cơ sở hạ tầng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm gánh nặng đầu tư cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, đầu tư theo phương thức PPP vẫn còn là một lĩnh vực mới ở nước ta và có xu hướng phát triển mạnh trong những năm gần đây, nên mặc dù các quy định pháp luật trong lĩnh vực này liên tục được bổ sung, hoàn thiện nhưng vẫn chưa theo kịp với thực tiễn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 06 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn.

Quý I/2024, Việt Nam đã vượt Nhật Bản để lọt vào top 5 nước xuất khẩu thủy sản lớn vào Singapore. Đây là thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp Việt hiện nay.

Chính phủ vừa có đề xuất gia hạn trả nợ đối với khoản vay tái cấp vốn gần 4000 tỷ đồng cho Tổng Công ty Hàng không Vietnam Airlines.

Chiều 25/6, Sở Công thương Hà Nội đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác quản lý nhà nước về công thương cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

Trung Quốc đã đơn phương thiết lập các chính sách miễn visa với hơn mười quốc gia, chủ yếu ở châu Âu, để đơn giản hóa quy trình đi lại.

Quốc gia Nam Mỹ Argentina tiếp tục gặp khó khi suy thoái kinh tế trong bối cảnh lạm phát hơn 200% và thất nghiệp tăng cao.