Tiệm spa đồ hiệu của những người khuyết tật

Nếu bạn có một đôi giày cũ, một món đồ da cũ,... đừng vội vứt bỏ. Có một nơi sẽ giúp bạn làm mới nó từ đôi bàn tay khéo léo của những người khuyết tật. Với tên gọi "Bền - spa đồ hiệu", nơi đây đã trở thành ngôi nhà thứ hai giúp nhiều người khuyết tật có việc làm ổn định và chắp cánh ước mơ cho nhiều số phận.

Không đơn thuần chỉ là một cửa hàng spa, làm mới đồ hiệu thông thường, tiệm spa đồ hiệu còn là nơi chắp cánh ước mơ cho những người khuyết tật. 

Chị Nguyễn Thị Hồng Vân (tỉnh Bắc Giang), hiện đang làm công việc chăm sóc khách hàng tại Bền, cho biết công việc này rất phù hợp với người khuyết tật vận động như chị. Ở tiệm, mỗi người đều được sắp xếp thực hiện các công việc phù hợp nhất với sức khỏe của bản thân.

Còn với anh Phạm Văn Hảo (tỉnh Thái Nguyên), bị tai nạn chỉ còn nửa người, cuộc sống gắn liền với chiếc xe lăn, thế nhưng giờ đây anh đã tự tin hơn khi có một công việc ổn định ở công đoạn sửa chữa mũi giày.

Các thành viên của Bền luôn đặt cả tâm huyết lên từng món đồ

Với dịch vụ phục hồi và làm mới giày, túi, ví chuyên nghiệp, các thành viên của Bền đặt cả tâm huyết lên từng món đồ với mong muốn góp phần bảo vệ môi trường, tái sử dụng đồ dùng và giảm thiểu rác thải.

Anh Phạm Văn Phúc (Hà Nội) chia sẻ, là một người khiếm thính, đến với Bền, tôi cảm thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn, được lao động và làm việc bình đẳng như mọi người trong xã hội. 

Là quản lý tại tiệm "Bền - spa đồ hiệu", chị Cao Thị Quyên cho biết, mong muốn của tiệm là tạo ra một cộng đồng người khuyết tật tự tin vào bản thân, có việc làm và không tự ti trong cuộc sống…

Những đôi giày cũ đã được làm mới nhờ đôi bàn tay khéo léo của những người khuyết tật tại "Bền - spa đồ hiệu"

“Bền” - cái tên mang ý nghĩa của sự bền vững, bền bỉ. Đó cũng là giá trị mà cộng đồng người khuyết tật ở đây nỗ lực theo đuổi để cùng sẻ chia, phát triển và hạnh phúc. Đến với tiệm, khách hàng không chỉ được chăm sóc, bảo dưỡng cho những món đồ hiệu của mình mà còn góp phần vào hoạt động ý nghĩa, tạo dựng một xã hội hòa nhập và nhân văn cho người yếu thế, người khuyết tật để họ vững vàng vươn lên trong cuộc sống.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.

Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.

Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.

Quốc Oai là địa bàn trung chuyển các mặt hàng vật liệu xây dựng như đất, đá từ Hòa Bình vào trung tâm thành phố và các quận, huyện lân cận. Do vậy, địa phương này gặp nhiều áp lực về tình trạng xe qua khổ, quá tải hoạt động.

Từ ngày 1/1/2025 việc sử dụng, quản lý thiết bị giám sát hành trình với các ô tô sẽ có nhiều quy định mới.

Liên quan đến việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi vào hôm qua (20/11), chiều nay 21/11, cơ quan chức năng đã làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.