Tinh hoa xứ Đoài trong không gian sáng tạo
Sau 16 năm, Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, những tinh hoa văn hoá của xứ Đoài vẫn được giữ gìn, ngày càng phát triển. Văn hóa xứ Đoài từ lâu đã là niềm tự hào của người dân phía Tây Thủ đô. Khi hòa quyện với văn hóa Thăng Long, nó đã tạo nên bức tranh đa sắc cho Hà Nội - một thành phố vừa giàu truyền thống, vừa phát triển hiện đại.
Các di sản văn hóa của xứ Đoài ngày càng được khai thác phục vụ du lịch, trong khi nhiều loại hình nghệ thuật dân gian cũng được phát huy, trở thành nguồn lực quan trọng trong công nghiệp văn hóa. Những giá trị đó chính là chất liệu xây dựng Hà Nội thành một thành phố sáng tạo ngày nay.
Tinh hoa Bắc Bộ
Xứ Đoài mang đậm dấu ấn của làng quê Bắc Bộ, với những mái đình cổ kính, nếp nhà truyền thống và các phong tục tập quán lâu đời, nay đã tìm thấy sự đồng điệu khi kết hợp với tinh thần sáng tạo, hiện đại của văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Sự giao thoa giữa văn hóa xứ Đoài và văn hóa Thăng Long đã tạo nên một bức tranh đa sắc, vừa giữ gìn nét đẹp truyền thống vừa mở ra những tiềm năng mới trong việc lan tỏa văn hóa.
Trong dòng chảy phát triển ấy, những không gian sáng tạo trở thành cầu nối, nơi văn hóa làng cổ không chỉ được bảo tồn mà còn được làm mới, truyền cảm hứng đến với thế hệ trẻ. Đây là hướng đi mới đầy triển vọng, giúp lan tỏa nét đẹp của xứ Đoài theo cách gần gũi và sống động hơn, mang hồn quê hòa quyện cùng nhịp sống đô thị, để truyền thống và hiện đại có thể song hành cùng nhau.
Những giá trị văn hóa truyền thống ấy đã trở thành chất liệu quý báu, góp phần xây dựng Hà Nội trở thành một thành phố sáng tạo, nơi truyền thống và hiện đại cùng hòa quyện để phát triển bền vững.
Vở diễn "Tinh hoa Bắc Bộ" với mạch nguồn là văn hóa xứ Đoài, cụ thể hơn, văn hóa vùng núi Thầy, huyện Quốc Oai có thể coi là một ví dụ điển hình về việc sáng tạo, mang đến cho nghệ thuật dân gian những giá trị mới.
Nền tảng văn hóa truyền thống như múa rối nước, quan họ, chầu văn... được cộng hưởng với quy mô sân khấu hoành tráng, kỹ xảo hiện đại cùng số lượng diễn viên đông đảo đã tạo nên một vở diễn thực cảnh xứng tầm tinh hoa. Điều đặc biệt hơn, diễn viên chính là những người nghệ sĩ - nông dân, chủ nhân của vùng văn hóa ấy.
Không gian sáng tạo trong lòng làng cổ
Nằm tại làng cổ Đường Lâm, Đoài Creative là không gian sáng tạo được cải tạo lại từ những kiot cũ để vừa là nơi lưu giữ văn hoá, vừa tạo ra nhiều hoạt động thú vị cho du khách khi "về làng".
Từng là dãy kiot bán hàng 7 gian lợp ngói với diện tích khoảng 100m² đã xuống cấp, Ban quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm cùng Kiến trúc sư Khuất Văn Thắng và người dân đã cải tạo địa điểm này thành không gian sáng tạo phục vụ trẻ em làng cổ và du khách đến tham quan.
Không gian bên trong Đoài Creative đã được sắp xếp để trở thành nơi trưng bày, trình diễn nghệ thuật, workshop, phát triển sáng tạo và một số dịch vụ phục vụ du khách khi đến thăm làng cổ. Điểm đặc biệt là các hoạt động sáng tạo đều dựa trên nền tảng văn hóa truyền thống của làng cổ Đường Lâm.
Mô hình này ra đời dựa trên ý tưởng muốn tạo ra một không gian sáng tạo cho du khách, đặc biệt là trẻ em, du khách quốc tế được trải nghiệm những nghề thủ công, các giá trị văn hóa truyền thống của Sơn Tây và hướng tới các làng nghề khác trên địa bàn thành phố.
Một không gian nghệ thuật khác, các du khách không nên bỏ qua khi tới làng cổ Đường Lâm chính là xưởng điêu khắc các sản phẩm sơn mài của nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát. Ngoài tính mỹ thuật, sản phẩm của Nguyễn Tấn Phát đòi hỏi kỹ thuật rất cao với khát vọng chuyển tải những câu chuyện cổ, những giá trị văn hóa nhiều nhất có thể, để chúng không dừng lại ở giá trị sử dụng mà còn mang giá trị tinh thần lớn.
Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát không chỉ là một người thợ tài hoa, mà còn là một người truyền nghề tâm huyết. Anh mở lớp dạy nghề miễn phí cho người dân địa phương, truyền đạt những kiến thức, kỹ thuật sơn mài truyền thống. Lớp học ấy trở thành cầu nối, giúp nhiều người dân gắn bó với làng nghề và tạo sinh kế cho bản thân.
Đoài Melody - Giai điệu Đoài
Bên cạnh đó, không thể không kể đến hoạt động của phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây. Đưa vào khai thác từ tháng 4/2022, đây thật sự trở thành điểm nhấn trong khai thác, phát huy nguồn lực di sản vào phát triển. Và tối nay, 19/10, lần đầu tiên, tại phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, Đài Hà Nội sẽ mang đến cho khán giả, người dân xứ Đoài, khách du lịch một chương trình, sự kiện âm nhạc đặc biệt là "Đoài Melody - Giai điệu Đoài".
Đài Hà Nội xây dựng chương trình Hanoi Concert - Đoài Melody với mong muốn lan tỏa rộng rãi những giá trị nghệ thuật của âm nhạc cổ điển đồng thời tôn vinh nét đẹp của văn hóa Việt qua các ca khúc về Sơn Tây, Hà Nội và đất nước được chuyển soạn cho dàn nhạc giao hưởng và một số tác phẩm cổ điển nổi tiếng thế giới.
Chương trình có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng thế giới và Việt Nam như: Chỉ huy dàn nhạc - nhạc trưởng người Nhật Bản Honna Tetsuji, NSƯT Lan Anh, Vũ Thắng Lợi, Đinh Trang, Bảo Yến, nhóm Bel Canto, Tuấn Anh cùng Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam.
Khán giả sẽ được tìm hiểu sự giao thoa, hòa quyện và phát triển của văn hóa xứ Đoài với văn hóa Thăng Long. Những tác phẩm về Sơn Tây, Hà Nội vô cùng quen thuộc sẽ được thể hiện như "Sơn Tây Thành cổ", "Nhớ Sơn Tây", "Quê nhà" và những tác phẩm rất hay về Hà Nội và mùa thu như "Nhớ về Hà Nội", "Hà Nội mười hai mùa hoa"… phần chuyển soạn của nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng, chỉ huy bởi nhạc trưởng Honna Tetsuji.
Hà Nội là nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa từ bốn phương. Âm nhạc luôn vang lên để góp phần lan tỏa những giá trị Hà Nội đồng thời kết nối với những giá trị chung của thế giới, góp phần xây dựng hình ảnh một Thủ đô yêu hòa bình, một Việt Nam cởi mở, giao lưu, hội nhập với tất cả các nền văn hóa.
Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.
Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.
Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.
0