Về xứ Đoài nghe ‘Đoài Melody’

Sau 16 năm Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, những tinh hóa văn hóa xứ Đoài giao thoa, hòa quyện với văn hóa Thăng Long góp phần tạo nên sự phong phú, đặc trưng cho văn hóa Thủ đô. Lần đầu tiên Đài Hà Nội mang những giai điệu xứ Đoài hoà cùng nhạc giao hưởng trong Hà Nội Concert tháng 10 "Đoài Melody".

Xứ Đoài - một trong tứ trấn của Kinh đô xưa, một vùng đất giàu văn hoá luôn là cảm hứng cho sáng tạo nghệ thuật.

Hòa nhịp văn hóa Thăng Long và xứ Đoài

Văn hóa xứ Đoài chiếm một vị trí đáng kể trong Thăng Long xưa cũng như Hà Nội nay. Khi hội nhập vào văn hóa Thăng Long, văn hóa xứ Đoài đã góp cho kho tàng văn hóa dân gian Thăng Long thêm dày dặn và phong phú hơn rất nhiều, với lễ hội dân gian, hệ thống làng nghề, ẩm thực xứ Đoài, các loại hình nghệ thuật dân gian, đặc biệt là nghệ nhân dân gian, các báu vật nhân văn sống.

Ông Lê Đại Thăng, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây, cho biết: "Nói đến xứ Đoài là nói đến các huyện, thị của khu vực phía Tây Hà Nội. Một khu vực rất là rộng và với nhiều giá trị đã và đang lưu giữ, vẫn tiếp tục phát triển. Đó là những di sản văn hóa phi vật thể tạo dựng nên hình ảnh con người, quê hương. Và trong quá trình phát triển của lịch sử, những giá trị đó được các nhà văn, nhà thơ, những nghệ sĩ và chính những con người trong xã hội lưu truyền, nhân rộng".

Chùa Thầy, một thắng cảnh nổi tiếng của vùng Quốc Oai.

Những năm qua, sự hợp lưu của các dòng văn hóa Thăng Long và xứ Đoài đang ngày càng khẳng định sự hòa hợp và phát triển mạnh mẽ. Qua đó, tạo thêm nguồn lực cho văn hóa Hà Nội, củng cố vị thế của một trung tâm văn hóa lớn của cả nước, làm giàu thêm đời sống văn hóa hiện nay.

"Đoài Melody" - Thăng hoa nơi xứ Đoài

Những giai điệu xứ Đoài trong ca khúc “Nhớ Sơn Tây”, được NSUT Vũ Thắng Lợi thể hiện hòa cùng dàn nhạc giao hưởng Việt Nam đã vẽ nên bức tranh về một xứ Đoài thanh bình, đẹp đẽ và hoài cổ. 

NSƯT Vũ Thắng Lợi - Đoàn văn công Quân khu 2, cho biết: "Chúng ta đã quen với dàn nhạc giao hưởng trong không gian Nhà hát Lớn, thì đây là một trong những chương trình mà dàn nhạc giao hưởng sẽ được biểu diễn ở ngoài trời. Một bài hát nói về địa danh Sơn Tây được phối khí và trình diễn bởi một dàn nhạc rất là lớn của Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam, đấy là một điểm rất là lạ và hy vọng qua chương trình này, khán giả của Sơn Tây nói riêng và Hà Nội nói chung sẽ được tiếp cận hơn với nhiều chương trình có quy mô và dần dần cho người nghe tiếp cận với âm nhạc hàn lâm".

Chương trình hòa nhạc đặc biệt được tổ chức tại không gian phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây. Ngoài các tác phẩm hay nhất về xứ Đoài, về Hà Nội, trong buổi hòa nhạc còn có các tác phẩm kinh điển như: In a Persian Market (Phiên chợ Ba Tư), William Tell Overture, Symphony.no.5 last mov của các nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới. 

Được chỉ huy bởi nhạc trưởng Honna Tetsuji, Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam hứa hẹn đem đến cho khán giả những trải nghiệm âm nhạc độc đáo, mang dấu ấn riêng của “Hà Nội Concert”. Nhạc trưởng Honna Tetsuji - Chỉ huy dàn nhạc giao hưởng Việt Nam, cho biết: “Tôi rất vui mừng khi được hợp tác cùng Đài Hà Nội trong các dự án âm nhạc “Hà Nội Concert”, nơi mà mỗi một show diễn đều có các chủ đề riêng có ý nghĩa được đầu tư kỹ lưỡng. Và ở mùa thu này với chủ đề “Đoài Melody”, tôi có cơ hội làm việc trong dự án rất chỉn chu và lại được trình diễn ngay giữa một địa điểm đẹp của xứ Đoài. Tôi cảm thấy rất may mắn khi được mang những điều tinh túy nhất để đóng góp một phần thành công trong những buổi hòa nhạc mà Đài Hà Nội tổ chức”.

Nhạc trưởng Honna Tetsuji và Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam sẽ biểu diễn tại chương trình "Đoài Melody".

Ông Lê Đại Thăng - Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây, cho biết: "Trong thời gian này, Đài PT-TH Hà Nội là một trong những đơn vị tổ chức rất nhiều sự kiện đã hỗ trợ cho Sơn Tây bằng hình ảnh ở nhiều địa điểm, nhưng đặc biệt là ở tuyến phố đi bộ. Và vào ngày 19/10 này, Đài PT-TH Hà Nội phối hợp tổ chức chương trình "Hà Nội Concert - Đoài Melody" - đây là 1 chương trình nghệ thuật hết sức đặc biệt và công phu khi mà có nhạc trưởng người Nhật Bản Honna Tetsuji cùng với các nghệ sĩ có ảnh hưởng lớn trong lòng công chúng.

Đây là một điều mới lạ và tôi chắc chắn những bài hát gắn liền với thị xã Sơn Tây được các nhạc sĩ biên soạn, chuyển hóa sẽ trở thành những tác phẩm đi vào lòng người và trở thành chương trình nghệ thuật có chất lượng cao, để khẳng định văn hóa xứ Đoài sẽ luôn đồng hành cùng văn hóa Thủ đô".

Chương trình có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng thế giới và Việt Nam như chỉ huy dàn nhạc, nhạc trưởng người Nhật Bản Honna Tetsuji, NSƯT Lan Anh, Vũ Thắng Lợi, Đinh Trang, Bảo Yến, nhóm Bel Canto, Tuấn Anh cùng Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam. 

“Đoài Melody” sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh 1 của Đài Hà Nội, phát thanh trực tiếp trên kênh FM96 và trực tuyến trên các nền tảng xã hội như youtube, facebook và ứng dụng Hà Nội ON.

Xứ Đoài là một không gian văn hóa có vị trí đặc biệt. Có thể coi đây là không gian cô đọng của văn hóa Việt Nam, đồng thời lại có rất nhiều nét đặc sắc riêng, là một kho báu vô giá trong tổng thể di sản văn hóa. Hà Nội luôn xác định không chỉ gìn giữ những tinh hoa văn hóa xứ Đoài mà còn phải làm cho nó ngày càng phát huy giá trị trong không gian mới.

 

 

 

 

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong năm 2024, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao được tổ chức sâu rộng trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội. Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên của Việt Nam chính thức tham gia mạng lưới các “Thành phố sáng tạo” của UNESCO - một động lực quan trọng cho đổi mới sáng tạo, xây dựng thành phố thông minh, năng động và bền vững, nâng cao vị thế, tạo dựng hình ảnh hấp dẫn mới cho Thủ đô.

Tại buổi họp báo thường kỳ quý IV năm 2024 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vào chiều 31/12 tại Hà Nội, Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ cho biết Bộ sẽ nghiên cứu thành công của hai concert “Anh trai say hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” để có những giải pháp thích hợp nhằm phát triển công nghiệp văn hoá trong thời gian tới.

Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, trong đó có điều khoản quy định: “Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam”. Việc đặt văn hóa vào vị trí xứng đáng trong công cuộc xây dựng và phát triển, Luật Thủ đô 2024 đã tạo hành lang pháp lý, để Hà Nội "cất cánh", trở thành “ngọn hải đăng” của cả nước trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.

Tọa lạc tại số 28 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Đền Quan Đế là một trong những di tích lịch sử đặc sắc của phố cổ Hà Nội.

Từ ngày 31/12/2024 đến hết 1/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”, giới thiệu những nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán đầu xuân đặc trưng của các dân tộc.

Các công trình kiến trúc Pháp cổ mang lại cho Hà Nội một vẻ đẹp lãng mạn, cổ kính, sang trọng mà thanh lịch, góp phần làm nên nét độc đáo riêng biệt của Thủ đô.