Tội danh trong vụ trả 30 tỷ đồng/m² đất đấu giá

Liên quan tới vụ trả giá 30 tỷ đồng/m² trong phiên đấu giá đất ở huyện Sóc Sơn, Công an TP. Hà Nội đang tạm giữ 6 đối tượng để điều tra. Theo các luật sư, hành vi thông đồng, bàn bạc với nhau để nâng giá khiến buổi đấu giá thất bại của các đối tượng là hành vi có dấu hiệu tội "Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản".

Phân tích dưới góc độ pháp lý, các luật sư cho rằng, theo Điều 9 Luật Đấu giá 2016, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đấu giá bao gồm: Lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi; Thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản; Hạn chế cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá không đúng quy định của pháp luật; Để lộ thông tin về người đăng ký tham gia đấu giá.

Đối với trường hợp trả tới 30 tỷ đồng/m² đất đấu giá xong đồng loạt bỏ, có thể thấy các đối tượng đã có hành vi thông đồng, móc nối để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản. Do đó, đây là hành vi vi phạm pháp luật và có dấu hiệu của tội Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản theo Điều 218 Bộ luật Hình sự 2015. 

Theo Điều này, người nào có hành vi thông đồng dìm giá hoặc nâng giá trong hoạt động bán đấu giá tài sản, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên hoặc gây thiệt hại từ 50 triệu đồng trở lên sẽ bị xử lý hình sự về tội Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản.

Mức phạt cơ bản của tội danh này là phạt tiền 20-200 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Trường hợp hành vi thuộc các tình tiết định khung như có tổ chức, phạm tội hai lần trở lên, thu lợi bất chính 200 triệu đồng trở lên hay gây thiệt hại từ 300 triệu đồng trở lên, mức phạt áp dụng là phạt tiền tối đa 1 tỷ đồng hoặc phạt tù 1-5 năm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mùa Xuân dường như đang về sớm hơn trên các bản làng tái định cư sau lũ của đồng bào Tày, Mông, Dao vùng cao Lào Cai. Thời điểm này, ngay trước buổi lễ khánh thành, người dân các thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), Nậm Tông, xã Nậm Lúc và Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) đang hối hả dọn đến nơi ở mới.

Sau hai ngày với các hoạt động dành riêng cho khách chuyên ngành, ngày 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã mở cửa tự do cho người dân, du khách vào tham quan.

Theo thông tin từ Bộ đội biên phòng (BĐBP) Bình Định cho biết vào lúc 8 giờ 30 phút ngày 21/12, 14 thuyền viên gặp nạn trên biển đã được Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Quy Nhơn (Bộ đội biên phòng tỉnh) đã phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiếp nhận, đưa vào bờ an toàn.

Trải qua 80 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, đối mặt với biết bao thử thách, nhất là trước những bước ngoặt của cách mạng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tỏ rõ bản lĩnh của một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; một lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Bên cạnh các khí tài quân sự lớn, tại triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, công chúng còn được chiêm ngưỡng những thiết bị quốc phòng công nghệ cao do Tập đoàn Viettel sản xuất. Đặc biệt, nhiều sản phẩm lần đầu tiên được công bố đã thu hút sự chú ý và khiến người dân vô cùng thích thú.

Hưởng ứng phong trào thi đua hành động để Thủ đô “sáng – xanh – sạch – đẹp”, nhân dân ở nhiều quận, huyện đã tích cực tham gia tổng vệ sinh, duy trì đường phố thông thoáng, sạch đẹp và an toàn.