Tổng thống Hàn Quốc bị điều tra vì vụ thiết quân luật
Cuộc điều tra được tiến hành sau khi có 2 đơn khiếu nại từ đảng Tái thiết Hàn Quốc đối lập và nhóm 59 nhà hoạt động. Những người nộp đơn khiếu nại cáo buộc Tổng thống Yoon Suk-yeol, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun, Tham mưu trưởng lục quân Park An-su và Bộ trưởng Nội vụ Lee Sang-min “phạm tội phản quốc và các tội khác”, xoay quanh vai trò của họ trong quyết định ban bố thiết quân luật đêm 3/12.
Công tố viên Hàn Quốc đã áp lệnh cấm xuất cảnh với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun, người vừa từ chức hôm qua, vì ông Kim Yong-hyun được cho là người đề xuất Tổng thống Yoon Suk-yeol ban hành lệnh thiết quân luật.
Trước đó, phát biểu tại phiên điều trần của Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Kim Seon-ho đã xác nhận cựu Bộ trưởng Quốc phòng - ông Kim Yong-hyun ra lệnh triển khai quân đội đến Quốc hội. Phe đối lập, hiện nắm 191 trong 300 ghế tại Quốc hội, gọi hành động thiết quân luật của Tổng thống là “phản quốc” và đã khởi động quy trình luận tội.
Quốc hội dự kiến bỏ phiếu ngày 6/12. Phe đối lập cần sự ủng hộ từ một số nghị sĩ đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền của Tổng thống Yoon Suk-yeol để hội đủ 2/3 số phiếu cần thiết nhằm thông qua đề xuất luận tội. Tuy nhiên, đảng Quyền lực Nhân dân tuyên bố sẽ phản đối động thái này.
Không chỉ đối mặt với sức ép từ các đảng phái chính trị, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cũng đang phải đối mặt chỉ trích gay gắt từ phía người dân nước này. Từ tối qua cho đến sáng nay, nhiều người dân Hàn Quốc đã đổ xô về khu vực trung tâm các đô thị lớn trên khắp nước này để thắp nến biểu tình yêu cầu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol từ chức.
Với những gì đang diễn ra, có thể thấy rằng Tổng thống Yoon Suk Yeol đang đối mặt với áp lực rất lớn và phải đứng trước hai lựa chọn khó khăn mà phe đối lập và cả đảng cầm quyền cũng như người dân Hàn Quốc đặt ra cho ông. Đó là buộc phải từ chức hoặc đối mặt với luận tội và sau đó bị phế truất.
Trong hàng trăm sắc lệnh mà ông Donald Trump ban hành từ ngày đầu nhậm chức Tổng thống, có một sắc lệnh vắng mặt một cách đáng chú ý, đó là sắc lệnh áp thuế mới đối với Canada và Mexico.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa một lần nữa rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015; đưa Mỹ cùng với Iran, Libya và Yemen trở thành những quốc gia nằm ngoài hiệp định trên. Vậy, quyết định này sẽ tác động thế nào tới nỗ lực chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu trong tương lai?
Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm Bộ Tứ gồm Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đã tái cam kết hợp tác mạnh mẽ trong bối cảnh tình hình khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có nhiều diễn biến phức tạp.
Pháp tiếp tục giữ vững vị trí là điểm đến du lịch được yêu thích nhất thế giới, khi thu hút khoảng 100 triệu du khách trong năm 2024, bất chấp sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều quốc gia láng giềng châu Âu.
Vấn đề quyền công dân theo nơi sinh tại Mỹ đang trở thành tâm điểm của cuộc tranh luận pháp lý khi Tổng thống Donald Trump ký một sắc lệnh hành pháp nhằm chấm dứt quyền công dân đối với trẻ em sinh ra trên đất Mỹ từ cha mẹ nhập cư bất hợp pháp.
Một ngày sau khi tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế hàng hóa nhập khẩu từ hàng loạt đối tác lớn, bao gồm Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Mexico và Canada.
0