Ứng phó với nguy cơ "dịch chồng dịch"

Năm 2022 là năm mà thế giới phải căng mình ứng phó với nguy cơ 'dịch chồng dịch'. Những diễn biến dịch bệnh của năm 2022 cho thấy Covid-19 không phải là đại dịch cuối cùng mà nhân loại phải đối mặt, do đó, không nên đánh giá thấp tình hình dịch bệnh trên thế giới hiện nay.

Thế giới vẫn đang cùng lúc ứng phó với hai dịch bệnh được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi là "mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng khi bùng phát trên toàn cầu", đó là đại dịch Covid-19 và bệnh đậu mùa khỉ. Ngày 23/7, WHO đã ban bố “tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu” - mức cảnh báo cao nhất của tổ chức này - đối với bệnh đậu mùa khỉ. Kể từ khi dịch bệnh này bùng phát vào tháng 5 và nhanh chóng lây lan trên thế giới, đến nay hơn 81.000 ca mắc đã được ghi nhận tại trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có hơn 200 ca tử vong. Hiện số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đang có chiều hướng giảm, nhưng vẫn ở mức trên 100 ca/ngày.

Trong khi đó, đầu tháng này, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh sau gần 3 năm bùng phát, đại dịch Covid-19 vẫn gây ra tình trạng khẩn cấp toàn cầu, trong bối cảnh nhiều quốc gia đang chứng kiến số ca mắc mới tăng mạnh.

Cùng với 2 loại dịch bệnh thuộc cấp độ cảnh báo cao nhất của WHO, Mỹ và nhiều nước ở Châu Âu còn phải chống đỡ cùng lúc dịch cúm mùa và dịch bệnh do virus hợp bào hô hấp (RSV) - một loại virus đường hô hấp phổ biến gây viêm phế quản hoặc viêm phổi và có thể dẫn tới tử vong. Nhiều quốc gia Châu Phi đang chứng kiến dịch tả bùng phát mạnh, còn dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Mỹ Latinh. Đáng chú ý, tại Đông Nam Á, số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng mạnh ở hầu hết các quốc gia với tổng số ca mắc lên tới gần nửa triệu ca, trong đó có hàng trăm trường hợp tử vong.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việt Nam có hơn 5.000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật, cùng 75 loại khoáng vật có công dụng trong y dược, trong đó có nhiều loài dược liệu quý hiếm và đặc hữu, nhưng việc khai thác và ứng dụng nguồn dược liệu còn nhiều hạn chế.

Hôm nay 21/12, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Thủ đô Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Hội Nghệ sĩ trẻ Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh "Tiếp cận y tế toàn diện - Vì một Việt Nam khỏe mạnh", với sự tham gia của hơn 3.000 thanh niên và người dân Thủ đô.

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi. Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị “Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến chuyên ngành Sản - phụ khoa Hà Nội lần thứ 12 năm 2024” do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức sáng 20/12.

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận vừa thông tin về tiến độ của 2 bệnh viện "nghìn tỷ" là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).

Bốn nạn nhân nặng trong vụ phóng hoả vừa xảy ra ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, được điều trị chuyên sâu tại Bệnh viện Bạch Mai, sức khoẻ đang tiến triển tốt.

Bệnh viện đa khoa Thanh Trì và Bệnh viện Thanh Nhàn vừa ký kết hợp tác toàn diện trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân.